Xuất nhập khẩu

TT trong xuất nhập khẩu là gì? 4 bước thanh toán TT đơn giản

Rate this post

Trong những năm trở lại đây, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Hoạt động thương mại, giao dịch với các nước khác trên thế giới cũng trở nên nhộn nhịp hơn và một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển này là việc áp dụng các hình thức thanh toán quốc tế. Một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất là thanh toán T/T.

Vậy TT trong xuất nhập khẩu là gì? Tầm quan trọng của thanh toán T/T như thế nào? Đọc bài viết dưới đây của MECI để biết thêm thông tin chi tiết.

Xe container tại cảng hàng hóa xuất nhập khẩu
Thông tin về thanh toán TT trong xuất nhập khẩu

1. Thanh toán TT trong xuất nhập khẩu là gì?

Thanh toán TT (Telegraphic transfer) là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Phương thức thanh toán quốc tế này chuyển tiền bằng điện, thường được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, tổ chức, phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, hai bên mua – bán tin tưởng lẫn nhau và đã từng hợp tác lâu dài hoặc trong trường hợp là công ty mẹ – công ty con.
Thanh toán T/T có các hình thức phổ biến sau:

  • T/T in advance (Thanh toán trả trước): Bên mua (bên nhận) sẽ thanh toán toàn bộ hoặc 1 phần chi phí cho bên bán (bên xuất hàng).
  • T/T at sight (Thanh toán trả ngay): Bên mua sẽ thanh toán tiền ngay khi bên bán giao hàng.
  • T/T at N days (Thanh toán sau N ngày): Bên mua sẽ thanh toán toàn bộ số tiền sau khi nhận hàng và bộ chứng từ.

Các bên tham gia phương thức chuyển tiền:

  • Remitter (Người chuyển tiền): người mua, người nhập khẩu hàng
  • Remitting bank (Ngân hàng chuyển tiền): Ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền
  • Agent bank (Ngân hàng đại lý): Ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và cùng thuộc chi nhánh với ngân hàng chuyển tiền
  • Beneficiary (Người thụ hưởng): Người bán, người xuất khẩu

Khi thực hiện chuyển tiền bằng điện T/T, ngân hàng chuyển tiền sẽ trực tiếp gửi lệnh thanh toán cho ngân ngân hàng đại lý và yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho người thụ hưởng được chỉ định thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông. Phía ngân hàng chuyển tiền có thể sử dụng mạng lưới chuyển tiền bằng điện thông thường (Telex) hoặc mạng SWIFT.

2. Quy trình 4 bước thanh toán TT trong xuất nhập khẩu

Quy trình thanh toán TT gồm 4 bước: giao hàng, chuyển tiền, đi lệnh, nhận tiền
Chi tiết quy trình thanh toán TT
  • Bên bán giao hàng và bộ chứng từ có giá trị pháp lý phù hợp cho bên mua (người nhập khẩu)
  • Bên mua làm thủ tục chuyển tiền và gửi kèm với bộ chứng từ hàng hoá cho ngân hàng chuyển tiền.
    (Lưu ý: Đối với lô hàng thanh toán T/T trả trước, các chứng từ liên quan như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn sẽ được bên mua xuất trình cho ngân hàng sau khi nhận được hàng.)
  • Ngân hàng chuyển tiền tiến hành thực hiện lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lý.
  • Ngân hàng đại lý sẽ thông báo và thanh toán tiền cho người thụ hưởng.

Lưu ý khi thanh toán TT:
Trong quá trình chuyển tiền, 2 bên ngân hàng chỉ đơn thuần là bên nhận và chuyển tiền theo yêu cầu giao dịch của người chuyển tiền (người nhập khẩu) và người thụ hưởng (người xuất khẩu). Vì thế, ngân hàng sẽ không phụ trách cầm, giữ các giấy tờ như bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá và cũng không có trách nhiệm theo dõi hay đốc thúc thanh toán, việc này là trách nhiệm của người chuyển tiền và người thụ hưởng.

3. So sánh các hình thức thanh toán LC và TT, DP

  • Người nhập khẩu (người NK): Người mua, người chuyển tiền
  • Người xuất khẩu (người XK): Người bán, người nhận tiền, người thụ hưởng
Chuyển tiền bằng điện T/TNhờ thu kèm chứng từ D/PChuyển tiền theo thư tín dụng L/C
Khái quátNgân hàng chuyển tiền gửi lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lýNgười NK sau khi thanh toán toàn bộ số tiền thì sẽ nhận được bộ chứng từ và hàng hoá Ngân hàng thay mặt mua cam kết thanh toán đúng hạn cho bán khi xuất trình được chứng từ theo quy định
Vai trò của ngân hàng– Ngân hàng đóng vai trò trung gian để chuyển tiền
– Không chịu trách nhiệm trong thanh toán giữa mua và người bán
– Ngân hàng đóng vai trò là bên thu hộ tiền cho khách hàng
– Không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ được gửi
– Ngân hàng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho người bán khi xuất trình đủ giấy tờ
– Thư tín dụng L/C là cam kết của ngân hàng với người bán
Ưu điểm– Chi phí thấp nhất trong 3 hình thức, không bị phát sinh thêm chi phí khác và thời gian thanh toán nhanh nhất.
– Với người XK: Nhận được khoản thanh toán nhanh chóng sau khi người NK chuyển tiền
– Với người NK: Hạn chế phát sinh lỗi giao hàng chậm, nhận hàng kém chất lượng
– Chi phí cũng gần tương đương với thanh toán T/T quá trình thanh toán lâu
– Với người XK: Có thể kiểm soát được hàng hoá cho đến khi người NK thanh toán
– Với người NK: Có thể từ chối nhận hàng vì bất cứ lý do gì
– Chi phí cao
– Với người XK: Nhận được sự đảm bảo về việc thanh toán từ ngân hàng
– Với người NK: Đảm bảo sẽ nhận được hàng vì sẽ không thanh toán cho đến người XK giao hàng và nhận được chứng từ để kiểm tra từ người XK
Nhược điểm– Với người XK: Khó kiểm soát được quá trình thanh toán đơn hàng của người NK
– Với người NK: Nếu thanh toán trước sẽ có trường hợp không nhận được hàng hoặc hàng kém chất lượng
– Với người XK: Hàng hoá có thể bị hoàn về nếu người NK từ chối nhận
– Với người NK: Không kiểm tra được chất lượng hàng hoá vì phải trả tiền trước mới nhận hàng sau
– Với người XK: Khó đòi tiền hơn nếu ngân hàng không chịu thanh toán
– Với người NK: Chỉ có thể kiểm tra chứng từ mà không kiểm tra được chất lượng hàng hoá
Bảng so sánh các hình thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

4. Rủi ro khi sử dụng chuyển tiền TT trong xuất nhập khẩu

Dòng chữ "Rủi ro khi sử dụng thanh toán TT", biểu tượng bàn tay bấm vào nút "Risk"
Rủi ro và giải pháp cho thanh toán TT

Khi sử dụng thanh toán trả trước (T/T in advance)

Nếu người nhận hàng thanh toán trước thì sẽ không xác định được tình trạng và chất lượng hàng hoá có đạt yêu cầu hay không. Người bán hàng có thể giao hàng kém chất lượng, không giao hàng hoặc kéo dài thời gian giao hàng. Trong trường hợp 2 bên không quy định rõ tỷ giá sẽ có khả năng gặp rủi ro về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ ở thời điểm nhận và trả hàng.

  • Giải pháp hạn chế rủi ro:

Người nhận hàng không nên thanh toán trước 100% tiền hợp đồng, có thể thanh toán theo từng phần khoảng 30 – 50%, phần còn lại sẽ thanh toán sau theo thoả thuận của cả 2 bên để đảm bảo sẽ nhận được hàng và tránh trường hợp người bán hàng gian lận.
Trường hợp đơn hàng có giá trị nhỏ hoặc là đơn hàng gấp thì người nhận có thể thanh toán trước 100% nhưng tốt nhất nên tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp để tránh rủi ro.

Trong hợp đồng mua bán cần phải có các điều khoản liên quan chặt chẽ đến việc nếu người bán không giao hàng, giao không đúng tiến độ, hàng thiếu, hàng bị sai hay không đúng như mô tả,… cũng như các mức bồi thường nếu người bán vi phạm.

Khi sử dụng thanh toán trả sau (T/T at N days)

Khi áp dụng hình thức thanh toán này, người bán sẽ ở thế bị động, việc trả tiền sẽ phụ thuộc toàn bộ vào người mua hàng nên sẽ dễ gặp phải tình trạng đã nhận hàng nhưng không nhận được tiền, người mua có thể sẽ kéo dài thời gian thanh toán, thậm chí không thanh toán hoặc đôi khi sẽ lấy lý do không đạt để hạ giá.

Một khi bên mua không chịu nhận hàng thì sẽ mất thêm chi phí để vận chuyển hàng về. Sử dụng phương thức thanh toán TT sẽ có thể xảy ra tình trạng hàng tồn đọng đôi lúc phải bán tháo hàng.

Giải pháp hạn chế rủi ro: Áp dụng thanh toán T/T với phương thức thanh toán khác khi giao dịch

  • Trả trước 40% T/T, sau khi nhận hàng N ngày trả 60% còn lại, phát hành hối phiếu bởi ngân hàng uy tín từ bên nhập khẩu
  • 30% dùng T/T, còn lại 70% sử dụng thanh toán L/C trả ngay, không được hủy ngang
  • Lần 1 thanh toán T/T trả trước 30%, lần 2 thanh toán L/C 30% trả ngay và không được hủy ngang, lần 3 thanh toán T/T trả sau N ngày kể từ khi nhận hàng.

Một số yếu tố doanh nghiệp cần xem xét để sử dụng thanh toán T/T hiệu quả:

  • Giá trị của hợp đồng
  • Mức độ cấp thiết của cuộc giao dịch: hàng giao gấp hay hàng giao bình thường
  • Uy tín của đối tác. Có thể tìm hiểu qua những đối tác trước đó từng hợp tác hoặc những đánh giá của khách hàng,…
  • Uy tín của ngân hàng gửi lệnh thanh toán bên phía người nhận hàng/ người mua.
    Kiểm tra thật kỹ tính uy tín của ngân hàng phát hành thông báo từ phía nhà nhập khẩu.

5. Một số thắc mắc về TT trong xuất nhập khẩu

Tại cảng xuất nhập khẩu hàng hóa có các thùng hàng, xe container, tàu chở hàng, máy bay
Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu
  • T/T với “Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện” khác nhau chỗ nào?

Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện (TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement) được sử dụng trong thanh toán L/C và là điều kiện bổ sung (Additional conditions) trong thanh toán L/C.
Sau khi bên bán/ xuất khẩu cung cấp các chứng từ có giá trị pháp lý phù hợp và L/C công nhận thì phía ngân hàng sẽ thông báo tiến hành quyết toán ngay. Sau 3 ngày sẽ ra quyết định quyết toán chính thức.
Nếu L/C cho phép ngân hàng chiết khấu đòi bồi hoàn bằng điện thì sẽ thường được viết tắt là “Available with issuing bank by TTR”. Khi đó bên bán/ xuất khẩu sẽ cung cấp bộ chứng từ có giá trị pháp lý hợp lệ thì ngân hàng chiết khấu được phép điện ngay cho Ngân hàng phát hành để được hoàn trả.

Thanh toán T/T là hình thức thanh toán chuyển tiền bằng điện, tiếng Anh là Telegraphic Tranfer (T/T) hoặc Telegraphic Tranfer remittance (TTr).

  • Trong trường hợp bên bán yêu cầu bên mua phải thực hiện thanh toán 100% tiền hàng hoá sau khi bên bán giao hàng và gửi chứng từ liên quan dù bên mua chưa nhận được hàng thì cần phải sử dụng phương thức thanh toán nào mới đúng?

Trong trường hợp này có thể sử dụng phương thức thanh toán T/T tuy nhiên khi sử dụng thanh toán T/T trả trước 100% cần đảm bảo được các điều khoản liên quan đến hàng hoá trong hợp đồng để tránh trường hợp chậm trễ hàng hoá hoặc chất lượng hàng hoá không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng trước đó.

Có thể sử dụng thanh toán L/C cho phép TTR nhưng thời gian nhận được tiền sẽ lâu hơn so với T/T nên với những đơn hàng gấp thì có thể sẽ không phù hợp. Thanh toán LC và TT sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nên tuỳ thuộc vào loại hợp đồng, thoả thuận của 2 bên để lựa chọn phương thức phù hợp.

Qua bài viết trên không chỉ trả lời 2 câu hỏi đã đặt ra từ đầu là “TT trong xuất nhập khẩu là gì?” và “Tầm quan trọng của TT trong xuất nhập khẩu là gì?” mà còn cung cấp thêm những thông tin khác về quy trình thanh toán, ưu và nhược điểm của thanh toán TT so với các loại hình khác cũng như các thắc mắc liên quan. Từ đó người đọc sẽ hiểu rõ hơn về hình thức thanh toán này và đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp/ tổ chức của mình.

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile