ETA là gì trong xuất nhập khẩu

ETA là gì trong xuất nhập khẩu? Và cách xác định

3/5 - (2 bình chọn)

Đứng trước thời điểm vàng trong sự phát triển xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn đang không ngừng nỗ lực, nhanh chóng tìm hiểu và tận dụng trọn vẹn những lợi ích của các hoạt động xuất nhập khẩu mang lại. Tuy nhiên, với một lĩnh vực mới thì thật khó để người ta có thể nắm bắt hết tất cả những thuật ngữ chuyên ngành bởi ngành này có rất nhiều ký hiệu viết tắt mà chỉ người trong ngành mới biết, trong đó có ETA. Vậy, ETA là gì trong xuất nhập khẩu? Tất cả sẽ được MECI giải đáp trong nội dung dưới đây.

Xe Container đang trên đường di chuyển hàng hóa vào thành phố.
Tìm hiểu thông tin về ETA trong xuất nhập khẩu

1. ETA là gì trong xuất nhập khẩu?

ETA là từ viết tắt của Estimated Time of Arrival trong Tiếng Anh, nghĩa là thời gian dự kiến đến. Cụ thể hơn, nó được hiểu là thời gian tàu hay phương tiện vận chuyển lô hàng xuất nhập khẩu dự kiến ​​cập bến tại cảng đích. Việc ước tính thời gian đến ETA trong xuất nhập khẩu được sử dụng nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin về lô hàng của mình, giúp họ nắm rõ về thời gian phương tiện chở hàng hóa của họ sẽ đến nơi khi nào và từ đó biết được khoảng thời gian họ có thể nhận lô hàng ấy.

Tuy nhiên, có một điều mà rất nhiều người rất hay nhầm lẫn về thông tin ngày ETA trong xuất nhập khẩu, bạn cần nên nhớ thuật ngữ này có liên quan đến Estimated, tức là “dự kiến”. Đây chỉ là thời gian dự đoán, được ước tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nên sẽ không hoàn toàn chính xác với thời gian thực tế. Có rất nhiều yếu tố tác động đến thời gian này như mật độ các phương tiện đi lại, thời tiết, công trình đang xây dựng,…Vì vậy, ETA chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác 100% được

2. Các yếu tố tác động đến ETA trong xuất nhập khẩu

Biển cảnh bảo thời tiết xấu màu vàng được đặt bên phải, bao phủ cả tấm hình là trời mây âm u.
Thời tiết xấu ảnh hưởng đến ETA trong xuất nhập khẩu

Thời gian hàng đến cảng đích nhanh hay chậm, đúng với dự kiến hay không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Đó là lí do tại sao đôi khi ETA sẽ không trùng khớp với thời gian thực tế. Theo đó, có thể nhắc đến một số yếu tố ảnh hưởng đến ETA trong xuất nhập khẩu như:

  • Phương tiện vận tải: Tùy thuộc vào nhu cầu của vận chuyển mà các doanh nghiệp chọn ra hình thức vận chuyển hay phương tiện vận tải khác nhau. Và dĩ nhiên, tốc độ vận chuyển của mỗi phương tiện cũng không thể đồng nhất, sẽ có những phương tiện di chuyển nhanh, nhưng có phương tiện lại di chuyển chậm hơn. Do đó, nó ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian dự kiến hàng đến điểm đích.
  • Khối lượng, số lượng hàng hóa vận chuyển: Khối lượng hàng hóa chuyên chở có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ vận chuyển của phương tiện. Vì vậy, vận chuyển hàng hóa có khối lượng hay số lượng càng nhiều thì tốc độ di chuyển sẽ càng chậm, thời gian giao hàng càng lâu và ngược lại.
  • Yếu tố tự nhiên: Một số điều kiện thời tiết xấu như mưa bão, sóng thần, động đất,…đều có thể ảnh hưởng khiến hoạt động vận chuyển bị gián đoạn. Thậm chí, tàu thuyền, ô tô hay máy bay có thể gặp tai nạn do điều kiện thời tiết xấu trong quá trình vận chuyển.
  • Loại hàng gửi đi: Thông thường, nếu vận chuyển loại hàng dễ hư hỏng hoặc có hạn sử dụng ngắn như rau củ quả, thực phẩm,…mọi người thường ưu tiên lựa chọn hình thức vận chuyển nhanh chóng, nhằm rút ngắn thời gian giao hàng. Ngược lại, với các loại hàng khó hư hỏng, không có hạn sử dụng,…họ lại lựa chọn nhiều hình thức vận chuyển khác nhau miễn sao đảm bảo hàng đến nơi an toàn và tiết kiệm chi phí.
  • Yếu tố con người: Bốc xếp hàng chậm, xử lý hàng hóa khiến lô hàng xuất phát chậm cũng chính là lý do khiến thời gian hàng đến nơi sai lệch so với dự kiến.

3. ETA được phân loại thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Hiện nay, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETA được chia thành nhiều loại theo từng mảng khác nhau với nhiều cách hiểu riêng nên việc hiểu rõ về nó trong từng hoàn cảnh là điều cần thiết. Cụ thể, thời gian dự kiến hàng đến cảng đích được chia thành 2 loại chính dựa trên hình thức vận tải như sau:

ETA trong hàng hải

Hình tàu đang trở hàng nhập bến giải thích cho ETA là gì trong xuất nhập khẩu
ETA là thời gian tàu hay phương tiện vận chuyển lô hàng xuất nhập khẩu dự kiến ​​

Trong lĩnh vực hàng hải, ETA có nghĩa là sự ước tính thời gian tàu đến. Đây là một trong những hình thức vận tải hàng hóa phổ biến, được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều để đáp ứng hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển. Họ dùng các phương tiện chuyên chở là các tàu chở hàng với trọng tải khác nhau. Hình thức này sẽ phù hợp với các chuyến hàng không bị áp lực về thời gian, số lượng hàng hóa lớn, chi phí thấp.

Khi thuê tàu, người ta sẽ sử dụng một văn bản thỏa thuận giữa hai bên có tên gọi là hợp đồng thuê tàu. Sau khi ký kết hợp đồng, chủ tàu sẽ có nhiệm vụ thông báo cho người thuê biết về thời gian dự kiến tàu đến cảng xếp hàng – đây chính là ETA. Sở dĩ, việc yêu cầu chủ tàu đưa ra ETA như vậy là để giúp bên mua có thể xác định được khoảng thời gian hàng đến. Vì thời gian di chuyển trên biển là khá dài, đòi hỏi bên mua phải kiên nhẫn chờ đợi rất lâu.

ETA trong vận tải

Rèm nhựa PVC lắp đặt tại nhà máy sản xuất.
ETA trong vận tải ngành xuất nhập khẩu

Hiện nay, với việc phát triển theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo đuổi xu hướng mở cửa hội nhập, rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy mạnh xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua lại. Chính vì vậy mà ngành vận tải ngày càng phát triển và phổ biến hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Trong vận tải, ETA có 2 loại:

  • ETA trong vận chuyển hàng không

Ưu điểm lớn nhất của hình thức vận chuyển này đó chính là tốc độ nhanh, hạn chế tối đa được các vấn đề phát sinh. Bù lại giá cước phí vận tải sẽ cao, khối lượng vận chuyển hàng hóa không nhiều và danh mục vận chuyển không đa dạng.

  • ETA trong vận chuyển hàng hóa đường bộ

ETA trong vận tải cũng gần tương tự như ETA trong hàng hải. Nếu như bên hàng hải là giao lưu buôn bán bằng tàu thuyền thì bên vận tải sẽ vận chuyển hàng hóa bằng ô tô, xe tải, xe máy hay các container. Đây được coi là hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất hiện nay bởi tính linh động cao, khả năng thích nghi nhanh, phù hợp với mọi địa hình, khí hậu. Tuy nhiên, vận tải đường bộ lại gặp giới hạn bởi kích thước và khối lượng hàng hóa.

Đối với lĩnh vực vận tải, ETA cũng được hiểu là thời gian dự kiến hàng sẽ đến thông qua đường hàng không và đường bộ.

Ví dụ như những chuyến hàng Bắc Nam ETA sẽ được ước tính là khoảng thời gian 7-8 ngày thì lô hàng sẽ được xe container đưa đến địa điểm đích, lúc này bên mua sắp xếp chuẩn bị nhận hàng vào thời điểm đó.

Những thông tin về ETA sẽ được bên bán ước tính và chỉ rõ trong bản hợp đồng thuê chuyến đã được các bên gồm có chủ hàng, chủ phương tiện ký kết.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng ETA chỉ là thời gian dự kiến mà thôi. Đó cũng là thời gian tiêu chuẩn mà dịch vụ giao hàng đặt ra cho dịch vụ của họ. Hàng hóa có thể đến trễ hơn một vài ngày vì một lý do nào đó. Khi hàng đến trễ vì các trường hợp trên, người nhận và người giao không thể kiện hãng vận chuyển vì họ đã ghi rõ là ETA, tức là chỉ là thời gian dự kiến mà thôi.

Ngược lại với ETA, ngành xuất nhập khẩu cũng có một thuật ngữ là là ATA (Actual Time of Arrival) tức là thời gian chắc chắn 100% sẽ hỗ trợ khắc phục nhược điểm này của ETA.

Làm sao để xác định chính xác ETA? Tránh rủi ro ngày ETA trong xuất nhập khẩu

ETA là gì trong xuất nhập khẩu
Tìm hiểu kỹ các thông tin trên website giúp tránh rủi ro ETA trong xuất nhập khẩu

Như đã nói, ETA trong xuất nhập khẩu chỉ là dữ liệu được ước tính, nên độ chính xác của chúng sẽ không thể tuyệt đối. Tuy nhiên, con số này cũng cần phải có tỷ lệ xác thực cao, nhằm giúp khách hàng nắm rõ thông tin nhận hàng và cũng giúp đơn vị giao hàng gia tăng uy tín.

Để cung cấp ETA có tỷ lệ xác thực cao, bạn cần tìm hiểu rõ những thông tin làm tác động đến ETA như tên của các phương tiện vận chuyển, số hiệu/số chuyến, hành trình của phương tiện vận chuyển, lịch cảng/ bến, thời tiết, mật độ phương tiện đi lại,… để tính toán kỹ thời gian dự kiến đến của lô hàng.

Những thông tin này có thể tìm kiếm bằng nhiều phương thức khác nhau. Nếu vận chuyển bằng đường biển thì có lẽ việc kiểm tra sẽ trở nên dễ dàng hơn, bởi trên trang web của hãng tàu sẽ cập nhật thông tin các tàu vận chuyển, một số website của cảng và một số website khác còn có thể cho bạn tra cứu vị trí chính xác của tàu trong vòng 24h bằng định vị vệ tinh, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển. Hoặc để nhanh nhất, bạn hãy trao đổi và hỏi trực tiếp với bên cho thuê phương tiện vận chuyển để lấy thông tin chính xác nhất.

Dựa vào các thông tin có được từ các nguồn trên, chúng ta có thể ứng phó kịp thời và phòng tránh những sự việc không đáng có trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa dễ hư hỏng hay có vòng đời ngắn.

Nếu bạn biết cách nắm bắt các thông tin, có thể đối phó kịp thời hoặc thông báo sớm cho các đối tác thì chắc chắn bạn sẽ có thể gia tăng lòng tin và uy tín trong lòng khách hàng.

Mộht chiếc tàu chở hàng chất nhiều container đang đi trên biển
Thông tin chi tiết về ETA là gì trong xuất nhập khẩu

Thông qua bài viết trên, MECI đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần biết về ETA là gì trong xuất nhập khẩu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình làm việc và có thể hạn chế được những rủi ro khi gặp phải sai lệch ngày ETA thường thấy.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Lên đầu trang
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile