Ảnh bìa bài viết Cách tính giá thành sản phẩm

5 cách tính giá thành sản phẩm phổ biến, dễ áp dụng

Rate this post

Giá thành sản phẩm là một khía cạnh quan trọng trong kinh doanh. Việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp đưa ra mức giá hợp lý mà còn đảm bảo sự cạnh tranh và lợi nhuận bền vững. Tuy nhiên, cách tính giá thành sản phẩm không chỉ đơn giản là cộng tổng các thành phần chi phí, mà đòi hỏi sự hiểu biết về cấu trúc chi phí, quy trình sản xuất và các yếu tố liên quan khác. Trong bài viết này, hãy cùng MECI tìm hiểu giá thành sản phẩm là gì? Và 5 cách tính giá thành sản phẩm phổ biến, dễ áp dụng cho mọi loại hình kinh doanh nhé!

Thông tin chung về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là tổng số tiền mà một doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất phải chi trả để sản xuất, hoàn thiện và đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Một sản phẩm để ra thành phẩm thường bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất như:

  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí lao động
  • Chi phí máy móc
  • Chi phí quản lý
  • Chi phí marketing
  • Chi phí vận chuyển và các chi phí khác.

Những chi phí trên là chi phí trực tiếp và gián tiếp. Để tính toán giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải xem xét chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí trực tiếp là những chi phí mà có thể được trực tiếp liên kết với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể, như chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động trực tiếp. Chi phí gián tiếp là những chi phí không thể được trực tiếp liên kết với một sản phẩm cụ thể, như chi phí quản lý chung và chi phí marketing,…

Có nhiều hàng hóa trong thùng màu hồng bên trái, bên phải là một biểu đồ nhiều cột cùng chữ price
Thông tin chung về giá thành sản phẩm

Ý nghĩa của việc xác định giá thành sản phẩm

Việc xác định giá thành sản phẩm quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Sau khi tính toán tất cả các chi phí, doanh nghiệp có thể xác định giá thành sản phẩm bằng cách thêm một tỷ lệ lợi nhuận mong muốn và đưa ra giá bán của sản phẩm. Từ đó cũng có căn cứ để lên kế hoạch quảng bá, tối ưu giá thành để cạnh tranh với đối thủ.

Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính

Giá thành sản phẩm phân theo thời điểm tính được chia thành 3 loại:

  • Giá thành sản phẩm kế hoạch: Đây là mức giá thành ước lượng trước dựa trên các tiêu chuẩn và kế hoạch sản xuất. Được xác định trước quá trình sản xuất, dùng làm tiêu chí so sánh với giá thành thực tế để đánh giá hiệu quả sản xuất và quản lý chi phí.
  • Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn: Đây là một loại giá thành sản phẩm ước lượng được xác định trước và áp dụng cho một số lượng sản phẩm cụ thể. Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp có quy trình sản xuất lặp đi lặp lại.Giúp định rõ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện so sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất.
  • Giá thành sản phẩm thực tế: Đây là giá thành thực tế đã phát sinh sau quá trình sản xuất. Dựa trên chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã phải chi trả cho nguyên vật liệu, lao động, máy móc và các chi phí khác. Giá thành sản phẩm thực tế được xác định sau khi sản phẩm đã hoàn thiện.

Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí

Giá thành sản phẩm theo cách tính này được chia thành 2 loại:

  • Giá thành sản xuất: bao gồm những chi phí sản xuất trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh, chi phí nhân công trực tiếp và những chi phí liên quan trực tiếp khác.
  • Giá thành tiêu thụ rộng hơn, bao gồm luôn cả giá thành sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí marketing, chi phí khác giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

5 cách tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất 2023

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp là cách tính giá thành sản phẩm đơn giản và được ứng dụng nhiều nhất. Không chỉ đơn giản, đây còn là phương pháp tính phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nhất là những công ty sản xuất đơn giản. Phương pháp này tập trung vào việc tính toán và ghi nhận các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm.

Công thức tính:

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + Chi phí lao động trực tiếp + Chi phí gián tiếp khác – Các khoản làm giảm chi phí – Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ.

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ được áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ thu được sản phẩm chính và cả sản phẩm phụ có thể mang lại lợi nhuận. Cho nên, để tính được giá thành sản phẩm chính, cần loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.

Công thức tính:

Giá thành sản phẩm chính = Giá sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Chi phí trực tiếp và gián tiếp phát sinh trong kỳ – Giá trị ước tính sản phẩm phụ – Giá sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Phương pháp phân bước

Đây là cách tính giá thành sản phẩm được áp dụng cho các sản phẩm được tạo ra qua nhiều công đoạn khác nhau. Quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn. Công thức tính của phương pháp này là:

Công thức tính:

Giá thành sản phẩm trong kỳ = giá thành sản phẩm ở giai đoạn 1 + giá thành sản phẩm ở giai đoạn 2+ … + giá thành sản phẩm ở giai đoạn N.

Tính giá thành theo phương pháp hệ số

Đối với những doanh nghiệp như may mặc, chế tạo điện cơ, chăn nuôi, hóa chất,… sẽ sử dụng phương pháp hệ số này để tính giá thành sản phẩm. Vì những doanh nghiệp này sử dụng nguyên liệu và lao động cố định trong sản xuất và thu được cùng lúc nhiều sản phẩm khác nhau. Lúc này, chi phí được tính cho cả quá trình sản xuất chứ không riêng gì từng sản phẩm.

Công thức tính:

Giá thành cho mỗi đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành / Tổng số sản phẩm

Trong đó:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi của từng loại ( hệ số này doanh nghiệp phải xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau, hệ số tiêu chuẩn quy ước là 1 )
  • Tổng giá thành = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Phương pháp định mức

Đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định có thể sử dụng cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Đây cũng là những doanh nghiệp đã xây dựng được quy trình sản xuất chuẩn chỉnh, chi phí không có thay đổi nhiều, thường xuyên kiểm kê và có điều chỉnh phù hợp.

Cách tính:

Giá thành sản phẩm = Giá thành định mức từng loại sản phẩm x Tỷ lệ chi phí (%)

Trong đó:

Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm / Tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) x 100

Với 5 cách tính giá thành sản phẩm như trên, hy vọng MECI đã giúp ích cho bạn. Tùy vào mô hình và dây chuyền sản xuất của từng công ty, cũng như từng loại sản phẩm khác nhau sẽ có những cách tính giá thành sản phẩm khác nhau. Hãy xem xét và áp dụng cách tính giá thành sản phẩm phù hợp cho công ty bạn.

Tóm lại, việc tính giá thành sản phẩm là một quy trình quan trọng và phức tạp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và kiến thức sâu rộng về quy trình sản xuất cũng như các yếu tố liên quan. Nhờ có giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận bền vững. Hy vọng những kiến thức bên trên đã giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về cách tính giá thành sản phẩm. Còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới MECI sẽ giải đáp ngay nhé!

Câu hỏi thường gặp

Tại sao quản lý chi phí sản xuất quan trọng trong tính giá thành sản phẩm?

Quản lý chi phí sản xuất quan trọng trong tính giá thành sản phẩm vì việc này giúp kiểm soát và giảm thiểu lãng phí trong quy trình sản xuất. Bằng cách tối ưu hóa quy trình, cải thiện hiệu suất và kiểm soát các thành phần chi phí, doanh nghiệp có thể giảm bớt các chi phí không cần thiết. Đồng thời tăng tính năng cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm.

Làm thế nào để quản lý giá thành sản phẩm hiệu quả?

Để quản lý giá thành sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần theo dõi. kiểm soát các chi phí, cải thiện hiệu suất sản xuất và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp nên định giá sản phẩm dựa trên nghiên cứu thị trường và khả năng cạnh tranh để đảm bảo mức giá hợp lý và thu hút khách hàng.

Tại sao quản lý chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng trong tính giá thành sản phẩm?

Quản lý chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng trong tính giá thành sản phẩm vì sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và giảm thiểu lãng phí trong quy trình sản xuất. Bằng cách tối ưu hóa quy trình, cải thiện hiệu suất và kiểm soát các thành phần chi phí, doanh nghiệp có thể giảm bớt các chi phí không cần thiết và tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Lên đầu trang
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile