Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay

Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Ngay cả trong thời kỳ thế giới bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh Covid – 19, Việt Nam vẫn duy trì được mức xuất siêu và mức tăng trưởng dương về xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Những khó khăn đó là gì? Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào?

Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
Tìm hiểu thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay

1. Tổng quan xuất nhập khẩu những năm gần đây

Trong giai đoạn những năm 2018-2021, thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua các năm. Điểm tốt là quy mô xuất khẩu tăng trưởng khá cao trong khi bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Bảng thống kê số lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam qua 3 năm: 2018, 2019 và 2020.
Tình hình xuất nhập khẩu những năm gần đây ( 2018-2020)

Cụ thể là năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt tới 264,267 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 282,6612 tỷ USD, tăng 7% và kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019.

Đứng trước bối cảnh đại dịch Covid-19 đầy khó khăn và thách thức, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng 7% so với năm trước đó, đạt đúng chỉ tiêu được Quốc hội đề ra cho Chính phủ trong năm 2020. Đây thực sự là nỗ lực rất lớn của Việt Nam, bởi nếu chỉ nhìn vào 2 quý đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại tốc thắng thành công vào nửa năm sau.

Đến năm 2021, dựa trên kế hoạch phục hồi, vươn lên sau những thiệt hại từ đại dịch, nước ta đã đạt được kết quả đáng ngờ là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng hẳn 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19% và nhập khẩu tăng 26,5% so với năm 2020. Đây đều là những con số đáng nể trong những năm gần đây.

Những kết quả mà ta có được ở trên chính là nhờ sự cố gắng không nhỏ của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc xây dựng các giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19, đảm bảo tăng trưởng xuất nhập khẩu trong khi giữ được thành quả của công tác phòng chống dịch. Mặt khác còn cho thấy nỗ lực không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, đoàn kết cùng nhau chiến thắng những khó khăn trong thời buổi dịch bệnh.

2. Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam từ đầu năm 2022 đến nay

Kế thừa những chuyển biến tốt từ những năm trước, đầu năm 2022, Bộ công thương công bố rằng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2022 đã phục hồi mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Thời gian này được coi là thời kỳ đầy biến động bởi nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao hay sự ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine…

Trong báo cáo đánh giá tình hình xuất nhập khẩu thực hiện kế hoạch năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023 ngành công thương, Bộ Công Thương nêu rõ: 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch đạt hơn 371,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 186 tỷ USD.

Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng 19,5%, mức tăng này cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khu vực FDI kể cả dầu thô tăng 16,6%) cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất, kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện còn nhiều khó khăn. 

Đến nay, trong 3 quý đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 557,93 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 72,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 41,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; trị giá nhập khẩu là 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%, tương ứng tăng 31,26 tỷ USD.

Người lính cầm đại bác, châm ngòi nổ. Súng đạn nổ tung khói mù mịt.
Thời gian này xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng nhưng vẫn là thời kỳ đầy biến động bởi ngành xuất nhập khẩu Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn như xung đột chiến tranh giữa Nga và Ucraina,…

Bên cạnh đó, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2022 đạt thặng dư 3,98 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 3 quý/2022 lên mức thặng dư 28,48 tỷ USD.

Tháng 9 vừa qua, tổng cục Hải quan ghi nhận xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9 vừa qua là 22,71 tỷ USD, giảm 13,1% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 3 quý/2022 của doanh nghiệp FDI lên 208,12 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 31,33 tỷ USD) so với 3 quý/2021 và chiếm 73,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Đồng thời, trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 119,57 tỷ USD, tăng 18,5%; châu Âu: 58,15 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Đại Dương: 13,49 tỷ USD, tăng 29,1% và châu Phi: 6,39 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với 3 quý/2021.

Nhìn chung, trong 9 tháng qua của năm 2022, mặc dù nhu cầu hàng hóa ở các thị trường là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có dấu hiệu suy giảm đáng kể nhưng vẫn có nhu cầu tiêu dùng nên sản xuất và việc xuất nhập khẩu của ta vẫn tăng trưởng tốt ở nhiều các nhóm hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 10, những con số này có dấu hiệu giảm tốc khá rõ rệt. Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 10/2022 đạt 27,75 tỷ USD, giảm 12,6% so với kỳ 2 tháng 9/2022. Kết quả này cho thấy, càng về thời điểm cuối năm, xuất nhập khẩu có dấu hiệu giảm tốc càng rõ rệt hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những thị trường trọng điểm của Việt Nam.

Mặc dù tính chung từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam ta vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan nhưng nếu tính riêng từng tháng, đang cho thấy dấu hiệu suy giảm khá rõ rệt, cho thấy cần thận trọng trong những kế hoạch sắp tới nhằm chuẩn bị đối phó với nhiều biến động xảy ra trong mảng xuất nhập khẩu.

Về xuất khẩu hàng hoá

Biểu đồ cột thể hiện mức tăng xuất khẩu của một số nhóm hàng 9 tháng đầu năm 2022.
Mức tăng xuất khẩu của một số nhóm hàng 9 tháng đầu năm 2022

Trong 3 quý/2022, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 41,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, phải kể đến 8 nhóm hàng có đóng góp rất lớn cho trị giá xuất khẩu lần lượt là: các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,95 tỷ USD; dệt may tăng 5,57 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 5,2 tỷ USD; ngành hàng giày dép các loại tăng 4,86 tỷ USD; điện thoại và linh kiện các loại tăng 4,07 tỷ USD; thủy sản tăng 2,31 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,26 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,14 tỷ USD.

Về nhập khẩu hàng hoá

Biểu đồ cột thể hiện mức tăng nhập khẩu của một số nhóm hàng 9 tháng đầu năm 2022.
Mức tăng nhập khẩu của một số nhóm hàng 9 tháng đầu năm 2022

Trong 3 quý đầu năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%, tương ứng 31,26 tỷ USD so với năm 2021.

Trong đó, những ngành hàng nhập khẩu tăng mạnh là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,02 tỷ USD (tương ứng tăng 18,6%); xăng dầu các loại tăng 3,89 tỷ USD (tương ứng tăng 132%); than các loại tăng hơn 2,67 tỷ USD (tương ứng tăng 85%); hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 23%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 2,08 tỷ USD, tương ứng tăng 11%; Dầu thô tăng 2,01 tỷ USD, tương ứng tăng 54%,…

3. Vấn đề và những khó khăn mà xuất nhập khẩu hiện nay cần đối mặt

Đồng tiền xu và đồng tiền giấy nằm trên biểu đồ thể hiện sự thay đổi của giá trị đồng tiền.
Xuất nhập khẩu Việt Nam gặp khó khăn khi đồng tiền mất giá so với đồng USD

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ còn gặp phải không ít những thách thức kể cả hiện tại lẫn tương lai. Do đó, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kế hoạch và phương án dự trù để đối phó những biến động có thể xảy ra.

Đầu tiên, phải kể đến bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine. Hai quốc gia này là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản như nông sản (lúa mì), than, phân bón nên khi xảy ra xung đột sẽ tác động tới giá cả trên thị trường, dẫn tới giá đầu vào các nguyên liệu tăng lên, kéo theo hàng loạt chi phí phát sinh.

Dẫn chứng rõ ràng dễ nhìn thấy ở mấy tháng qua là giá xăng dầu liên tục có diễn biến phức tạp. Giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng làm các chi phí và giá cả cũng đột ngột tăng cao. Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại cả trong lẫn ngoài nước.

Việt Nam thuộc nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%). Do đó, những bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu, giá đầu vào nhập khẩu cao hơn, triển vọng tăng trưởng không chắc chắn ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam có thể hạn chế khả năng duy trì thặng dư cán cân thương mại. Xuất khẩu sẽ phải đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường.

Đồng thời, những xung đột chính trị đó cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận các tư liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất kinh doanh của Việt Nam, làm giảm xuất khẩu và khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hơn nữa, qua đợt dịch Covid 19, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới khiến nguồn cung hàng hoá đứt gãy, các nước không chỉ có Việt Nam đều phải có những biện pháp để ổn định hàng hoá trong nước.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới xuất hiện lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia. Đó đều là các thị trường lớn của Việt Nam từ trước đến nay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước.

Ngoài ra, nhiều nước có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ đang triển khai thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD. Điều này sẽ tác động bất lợi đến nhập khẩu do hiện nay Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất từ nước ngoài để phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng vẫn có nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu do giá cả và nguồn hàng không ổn định. Mặc dù giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.

4. Giải pháp nào cho những khó khăn trong xuất nhập khẩu năm 2022

Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
Biện pháp khắc phục những khó khăn trong xuất nhập khẩu hiện nay

Trước những khó khăn đã kể trên, Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh triển khai đồng loạt các giải pháp, nhanh chóng khắc phục và hướng tới đạt được mục tiêu, có bước đi ngoạn mục như ở năm 2021.

Trong đó, những hướng đi chính mà Bộ đề ra là:

  • Tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu
  • Đẩy mạnh khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết
  • Thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới
  • Phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu
  • Cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Theo đề xuất của một số chuyên gia, để vượt qua được những khó khăn hiện tại, hoàn thành được chỉ tiêu xuất nhập khẩu đề ra trong cả năm 2022, biện pháp cần làm ngay lúc này là:

  • Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật tình hình của xu hướng kinh tế thế giới, tình hình các đối tác, các nước xuất nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của các nước có quan hệ với Việt Nam để kịp thời nắm bắt thông tin.
  • Việt Nam cần thống nhất quan điểm không chỉ dựa vào các thị trường truyền thống và có kim ngạch nhập khẩu hàng hoá lớn từ Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cần chuyển hướng sang một số nước khác để bù đắp kim ngạch xuất khẩu truyền thống bị giảm sút.
  • Thị trường cần đa dạng hoá thêm các mặt hàng, linh hoạt trong phương thức thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại ngày nay, tăng tính cạnh tranh.
  • Nên chủ động nhiều hơn về nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất xuất khẩu, đa dạng hoá các phương tiện vận chuyển để giảm chi phí xuất khẩu đi các nước.
2 người đàn ông bắt tay với nhau để hợp tác. Phía sau là các hình ảnh xuất - nhập khẩu.
Tìm hiểu về thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay

Nhìn chung, bất cứ thị trường nào, dù là trong nước hay quốc tế cũng đều có gặp phải nhiều biến động khó lường. Việc nắm bắt những thông tin về nền kinh tế và tình hình xuất nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược riêng cho mình, có kế hoạch đối phó những vấn đề xấu có thể xảy ra. Hi vọng qua bài viết ” Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay“, các bạn có thể nắm cho mình những thông tin quan trọng về lĩnh vực này.

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Lên đầu trang
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile