“Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là gì?” “Làm sao để tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu?” chính là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe tới cụm từ này. Mặc dù cụm từ xuất nhập khẩu hay hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là định nghĩa khá quen thuộc và gần gũi.
Tuy nhiên để hiểu rõ các yếu tố bên trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và kim ngạch xuất nhập khẩu nói riêng là một điều không hề dễ dàng. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về kim ngạch xuất nhập khẩu, cách tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và ý nghĩa của giá trị này đối với nền kinh tế.
Mục lục
1. Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động lưu thông hàng hóa, dịch vụ với phạm vi giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng lãnh thổ này với vùng lãnh thổ khác. Các quốc gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình vào thị trường của quốc gia khác gọi là xuất khẩu. Các quốc gia thu mua các sản phẩm, dịch vụ của quốc gia khác vào thị trường của quốc gia mình thì gọi là nhập khẩu. Hai phương thức này được trao đổi thông qua giá trị ngang hàng là tiền mặt.
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu là gì?
Kim ngạch là tên gọi được dùng để chỉ tổng giá trị hàng hóa xuất hay nhập khẩu. Mỗi hàng hóa hay dịch vụ đều có giá trị khác nhau, kèm theo đó là số lượng theo từng đơn đặt hàng. Kim ngạch xuất nhập khẩu được tính theo lượng tiền thu được từ xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia trong một thời gian cố định thường là tháng, quý hoặc năm.
Yếu tố này được chia thành hai loại bao gồm: kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu là gì?
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp hay một vùng lãnh thổ trong một thời điểm nhất định. Thời điểm này có thể là tháng hoặc năm hoặc theo chu kỳ 3 năm, 5 năm. Phần giá trị này được các chuyên gia quy đổi và đồng bộ về một giá trị tiền tệ cụ thể mà các quốc gia đã thỏa thuận ban đầu.
Hiểu theo cách khác, kim ngạch xuất khẩu là kết quả phản ánh tình hình kinh tế của doanh nghiệp hay quốc gia. Chúng có tỉ lệ thuận với dấu hiệu phát triển của đất nước, kim ngạch xuất khẩu tăng đồng nghĩa với đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, khi tình hình kim ngạch xuất khẩu thấp thì số lượng ngoại tệ giảm, nền kinh tế cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.
Kim ngạch nhập khẩu là gì?
Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp hay một vùng lãnh thổ trong một thời điểm nhất định hay lệ phí – CHG để chi trả cho khoản hàng hóa nhập về. Hiểu đơn giản hơn, giá trị này này được coi là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường.
Đối với mỗi quốc gia, tỷ lệ xuất khẩu thuận chiều với tiềm lực phát triển kinh tế nên kim ngạch nhập khẩu sẽ phải luôn được kiểm soát để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng của 2 yếu tố này sẽ không cân bằng nhau, và tỷ trọng nhập khẩu luôn thấp hơn tỷ trọng xuất khẩu.
3. Cách tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu?
Công thức tính kim ngạch xuất nhập khẩu = tổng kim ngạch xuất khẩu + tổng kim ngạch nhập khẩu
Tỷ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu/ Giá trị nhập khẩu) x 100%
Xác định nhập hay xuất siêu như thế nào đối với một nền kinh tế?
Tỷ lệ xuất khẩu ròng = Tổng kim ngạch xuất khẩu – Tổng kim ngạch nhập khẩu
Tỷ lệ xuất khẩu ròng được hiểu là giá trị thể hiện chỉ số xuất siêu hay nhập siêu của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Một quốc gia xuất khẩu ròng có thể bị thâm hụt hoặc thặng dư đối với từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Điều này còn tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ được giao dịch, tính cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ này. Các chỉ số như tỷ giá hối đoái, mức chi tiêu của chính phủ hay rào cản thương mại,… cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất khẩu ròng.
- Nếu chỉ số âm: thể hiện quốc gia có giá trị xuất khẩu cao, cán cân thương mại lớn hơn 0, hay còn gọi là xuất siêu.
- Nếu chỉ số dương: thể hiện quốc gia có giá trị nhập khẩu cao, cán cân thương mại bé hơn 0, hay còn gọi là nhập siêu.
4. Vai trò của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế?
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh giá trị hàng hóa xuất – nhập vào thị trường. Vậy giá trị này có vai trò và ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế?
Vai trò của kim ngạch xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế thị trường
- Đo lường mức độ hàng hóa xuất – nhập vào thị trường. Nhờ vào AWR để tính toán khối lượng, từ đó quản lý hoạt động xuất – nhập hàng hóa vào thị trường trong và ngoài nước.
- Điều chỉnh phương hướng chiến lược. Cơ cấu xuất nhập khẩu hay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều là yếu tố cấu thành chiến lược xuất nhập khẩu. Các giá trị EXP hay IMP đều có ý nghĩa quan trọng trong xác định sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào chỉ số để phân tích hoạt động thị trường đang nghiêng về hướng “xuất siêu” hay “nhập siêu” nhằm mục đích cân bằng hóa lợi nhuận.
- Thúc đẩy quá trình quảng bá thương hiệu trên thị trường quốc tế. Càng nhiều doanh nghiệp được tiếp cận thị trường, tên tuổi của thương hiệu sẽ càng được nâng cao. Chẳng hạn như khi nhắc đến Toyota, khách hàng dễ dàng liên tưởng đến Nhật Bản. Vì thế, khi tên tuổi được quốc tế công nhận, chỉ số về doanh thu hay đo lường nhận thức sẽ ngày càng tăng. Từ đó chỉ số GDP và GNP cũng sẽ được cải thiện.
Vai trò của việc tính toán tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
- Điều chỉnh chỉ số xuất khẩu hoặc nhập khẩu dựa vào tỷ lệ vận đơn B/L. Từ đó điều chỉnh giá cả hoặc ngân sách chi trả cho các hoạt động thương mại để thu về nguồn lợi nhuận cao nhất có thể.
- Kết hợp với cơ cấu xuất nhập khẩu để xác định chiến lược phát triển, định hướng của cán cân xuất nhập khẩu.
- Dựa vào giá trị để tính toán O/F, THC và DF phù hợp.
- Xác định thị trường mang tính khách quan
5. Kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong năm vừa qua
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2021 Việt Nam có giá trị xuất nhập khẩu đạt mức 668,55 tỷ USD. Chỉ số này được đánh giá tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 335,31 tỷ USD; giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa là 2,97 tỷ USD.
Qua số liệu từ cách tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy tình trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh nhờ vào việc định hướng mở rộng thị trường. Năm vừa qua được đánh giá là năm phát triển mạnh khi thâm nhập được vào các thị trường khó tính, điển hình là Hoa Kỳ với tổng kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 37% so với năm ngoái.