Khác với vệ sinh nhà ở, vệ sinh nhà xưởng có phần phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Bởi hầu hết các nhà xưởng đều có diện tích rất rộng, lưu lượng di chuyển lớn nên dễ tích bụi và rác thải.
Do đó thời gian vệ sinh nhà xưởng cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Việc vệ sinh nhà xưởng cũng cần được thực hiện chỉn chu. Trong bài viết dưới đây, MECI Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về quy trình vệ sinh nhà xưởng đúng cách.
Mục lục
Vệ sinh nhà xưởng là gì?
Vệ sinh nhà xưởng là hoạt động dọn dẹp, làm sạch không gian nhà xưởng. Nhằm đảm bảo nhà xưởng được sạch sẽ tuyệt đối. Tối ưu hiệu quả làm việc của người lao động và các thiết bị, máy móc bên trong.
Quy trình làm sạch nhà xưởng bao gồm nhiều bước và đóng vai trò vô cùng thiết yếu. Lý do là bởi kho xưởng, nhà máy là nơi có tần suất hoạt động lớn, công nhân và phương tiện ra vào liên tục.
Nếu không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn và hóa chất độc hại tích tụ lâu ngày sẽ gây hại đến sức khỏe công nhân nhà xưởng. Đồng thời cũng khiến máy móc, trang thiết bị bên trong hư hỏng, khó bền.
Những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi vệ sinh nhà xưởng
Các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức vệ sinh nhà xưởng mỗi tháng/quý trong năm. Mỗi kỳ vệ sinh cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Vệ sinh trần nhà xưởng: hạng mục khó thực hiện nhất khi vệ sinh nhà xưởng. Bởi việc vệ sinh đòi hỏi người thực hiện phải thao tác ở trên cao và thường phải dùng đến thang nâng hỗ trợ.
- Vệ sinh tường xung quanh nhà xưởng.
- Vệ sinh hệ thống dây cáp treo.
- Tiếp đến là vệ sinh hệ thống máng đèn, hộp đèn và đèn được bố trí xung quanh nhà xưởng.
- Sau khi đã vệ sinh hệ thống đèn, hệ thống quạt thông gió, quạt trần sẽ là hạng mục được thực hiện tiếp theo.
- Cuối cùng, toàn bộ máy móc, trang thiết bị và góc làm việc trong kho xưởng sẽ được lau dọn, vệ sinh cặn kẽ.
Các tiêu chuẩn trên đã được sắp xếp theo thứ tự khuyến nghị. Khi thực hiện công tác vệ sinh, các doanh nghiệp nên thực hiện một chiều để rút ngắn thời gian. Đồng thời cũng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, hóa chất còn tồn đọng trong kho xưởng.
Những dụng cụ, thiết bị chuyên dụng cho vệ sinh nhà xưởng
Để công tác vệ sinh nhà xưởng được thực hiện suôn sẻ, không thể không kể đến sự bổ trợ của các công cụ vệ sinh. Dưới đây là một số các thiết bị và dụng cụ vệ sinh thường dùng khi dọn dẹp nhà xưởng:
Thiết bị vệ sinh công nghiệp
Thiết bị vệ sinh công nghiệp là các thiết bị chuyên dụng cho việc lau dọn các khu vực có diện tích lớn. Được vận hành bằng điện, ắc quy hoặc pin, các thiết bị vệ sinh này có công suất lớn và có thể lau dọn nhà xưởng một cách sạch sẽ và nhanh chóng.
Một số thiết bị vệ sinh công nghiệp thông dụng: máy hút bụi, máy lau sàn, máy chà sàn, máy quét rác, máy giặt thảm, giặt ghế sofa, máy phun rửa cao áp, máy rửa bằng hơi nước nóng, hệ thống máy lau kính, máy thổi khô sàn,…
Dụng cụ vệ sinh công nghiệp
Dụng cụ vệ sinh công nghiệp là các thiết bị, vật dụng dùng để vệ sinh các khu vực có diện tích lớn. Khác với dụng cụ vệ sinh thông thường, dụng cụ vệ sinh công nghiệp có khả năng chà sạch các vết bẩn cứng đầu nhanh chóng. Từ đó làm tăng hiệu suất vệ sinh nhà xưởng gấp nhiều lần.
Một số dụng cụ vệ sinh công nghiệp thông dụng: xe đẩy vệ sinh công cộng, xe đẩy 3 tầng, cây lau sàn ướt, cây lau sàn khô, chổi quét bụi trần, ky hốt rác, xô đựng dung dịch vệ sinh, cây lau kính,…
Dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp
Nếu muốn lau dọn nhà xưởng một cách triệt để, đội ngũ vệ sinh phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Những loại dung dịch này được gọi là dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp.
Với nồng độ hóa chất vô cùng lớn, dung dịch vệ sinh công nghiệp giúp vệ sinh sạch các mảng bám, vết nhớt, vết dầu mỡ khó tẩy sản sinh trong quá trình sản xuất.
Một số các dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp thông dụng: nước lau sàn, dung dịch vệ sinh toilet, nước bảo dưỡng sàn, nước lau kính, dung dịch đánh bóng bề mặt gỗ, kim loại, dung dịch sát khuẩn, nước khử mùi,…
Quy trình vệ sinh nhà xưởng tiêu chuẩn chi tiết nhất
Để thực hiện vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn, từng bước trong quá trình làm sạch cần được thực hiện theo thứ tự. Bên cạnh đó, công tác thực hiện cũng cần phải có những trang thiết bị, vật dụng hỗ trợ kèm theo.
Dưới đây là quy trình vệ sinh nhà xưởng đáp ứng tiêu chuẩn chi tiết nhất:
Bước 1: Làm sạch khu vực trần nhà xưởng
Phần trần nhà xưởng thường được cấu tạo bởi các thanh đà ngang – dọc xếp lớp cùng hệ thống dây cáp, đèn điện chằng chịt bên trên. Để vệ sinh bộ phận này, đội vệ sinh sẽ sử dụng chổi cán dài để quét sạch bụi và mạng nhện.
Tuy nhiên, công đoạn vệ sinh trần nhà xưởng là công đoạn nguy hiểm nhất, do việc vệ sinh phải thực hiện hoàn toàn ở trên cao.
Do đó, khi thực hiện công đoạn này, đội ngũ vệ sinh cần chuẩn bị đầy đủ những thiết bị bảo hộ lao động như nón bảo hộ giày, dây thắt an toàn. Bên cạnh đó còn phải sử dụng xe nâng – hạ khi muốn vệ sinh khu vực trần nhà.
Bước 2: Vệ sinh khu vực tường xung quanh nhà xưởng
Khu vực tường xung quanh nhà xưởng là khu vực thường xuyên bị bám bụi và mạng nhện nhất sau một thời gian hoạt động.
Để vệ sinh nhà xưởng ở khu vực này, đội ngũ vệ sinh sẽ sử dụng chổi đầu tiên để quét bụi và mạng nhện bám trên bề mặt tường. Sau đó lau chùi sạch sẽ và thổi bụi thêm một lần nữa.
Ở khâu này, đội ngũ vệ sinh cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của xe nâng – hạ để vươn đến các góc tường cao. Do đó, độ nguy hiểm cũng không kém khâu vệ sinh trần xưởng.
Bước 3: Làm sạch các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng
Sau khi đã làm sạch các góc tường nhà xưởng, đội ngũ vệ sinh sẽ chuyển đến vệ sinh các trang thiết bị có trong xưởng.
Đa phần các máy móc, thiết bị ở nhà xưởng sau khi hoạt động một thời gian sẽ dính nhiều bụi bẩn, dầu mỡ và hóa chất. Những vết bẩn này nếu không được làm sạch cặn kẽ, lâu dần sẽ bị oxi hóa, dẫn đến tình trạng mòn, gỉ thiết bị. Doanh nghiệp khi đó sẽ phải chi một khoảng ngân sách lớn để tu sửa hoặc thậm chí là sắm mới hoàn toàn.
Dù không nguy hiểm như 2 bước trên, nhưng vì mỗi loại thiết bị sẽ có cách vệ sinh chuyên biệt. Do đó khi thực hiện công tác lau dọn, đội ngũ vệ sinh phải có sự hỗ trợ từ các chuyên viên kỹ thuật của nhà xưởng.
Bước 4: Vệ sinh sàn nhà xưởng
Sau khi đã làm sạch xong các góc trên cao và các trang thiết bị, sàn nhà xưởng sẽ là khu vực được làm sạch cuối cùng. Vì khu vực nhà xưởng có tần suất qua lại nhiều, vậy nên đây có thể xem là khu vực bẩn nhất trong kho xưởng.
Ở bước này, đội ngũ vệ sinh cần làm sạch một cách tỉ mẩn, cặn kẽ các vết bẩn khó chà rửa. Một số các thiết bị vệ sinh công nghiệp khổ lớn cũng được sử dụng trong công đoạn này. Chẳng hạn như: máy chà sàn, hút bụi, máy thổi khô sàn,…
Nếu sàn của kho xưởng được lót bằng gạch đá, đội ngũ vệ sinh phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh với hàm lượng phù hợp để đảm bảo sàn được sáng bóng, sạch sẽ.
Bước 5: Kiểm tra lại tổng thể
Sau khi tổng vệ sinh kho xưởng, đội ngũ vệ sinh sẽ tiến hành bước cuối cùng là kiểm tra toàn bộ khu vực. Đây là bước đơn giản nhất, song cũng không kém phần quan trọng.
Ở bước này, người đảm nhận chính sẽ là giám sát viên thay vì đội ngũ vệ sinh. Các giám sát viên sẽ tiến hành dò soát, kiểm tra lại mọi ngóc ngách trong kho xưởng. Mục đích là để đảm bảo kho xưởng đã được làm sạch hoàn toàn. Không còn bụi bẩn, hóa chất hay dầu mỡ nào bám lại.
Những điều cần lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng
Vệ sinh nhà xưởng là một hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều bước. Trong suốt quá trình làm vệ sinh, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Mọi quy định về an toàn lao động cần phải được đảm bảo tuân thủ xuyên suốt quá trình vệ sinh.
- Đội ngũ thực hiện việc vệ sinh cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như ủng, giày, găng tay, mũ, áo,…
- Không được sử dụng nước để làm sạch các loại máy móc, thiết bị điện.
Mẹo lựa chọn dịch vụ vệ sinh nhà xưởng uy tín, chuyên nghiệp
Dù có vai trò quan trọng, nhưng việc tiến hành vệ sinh nhà xưởng lại vô cùng phức tạp. Một số công đoạn phải cần đến những nhân viên lành nghề và thiết bị chuyên dụng. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp sẽ lựa chọn giao phó việc vệ sinh cho các đơn vị cung cấp dịch vụ này.
Nhưng làm sao để “chọn mặt gửi vàng” đúng đơn vị vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp, đáng tin cậy? Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây nhé:
- Đơn vị cung cấp dịch vụ có được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị đó có tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động hay không?
- Đội ngũ nhân viên thực hiện có được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giày, ủng,… khi công tác không?
- Các thiết bị máy móc, dung dịch hóa chất phục vụ quá trình làm vệ sinh có đầy đủ, đảm bảo hay không?
- Đơn vị có dày dạn kinh nghiệm trong việc làm sạch nhà xưởng hay không?
Tổng kết
Qua bài viết trên, MECI Sài Gòn đã cung cấp đến bạn đọc quy trình vệ sinh nhà xưởng chi tiết và hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp doanh nghiệp có thêm thông tin tổng quan về việc thực hiện vệ sinh kho xưởng của mình.
Vệ sinh nhà xưởng là một hoạt động quan trọng, có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất hoạt động của kho xưởng. Vậy nên các doanh nghiệp nên có sự quan tâm nhất định đến chủ đề này. Cũng như có kế hoạch vệ sinh định kỳ để kho xưởng lúc nào cũng sạch sẽ, tinh tươm.
Vệ sinh nhà xưởng là gì?
Vệ sinh nhà xưởng là hoạt động dọn dẹp, làm sạch không gian nhà xưởng.
Vì sao phải vệ sinh nhà xưởng thường xuyên?
Vì kho xưởng, nhà máy là nơi có tần suất hoạt động lớn, ra vào liên tục. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn và hóa chất độc hại tích tụ lâu ngày sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất của kho xưởng.
Cần có những dụng cụ, thiết bị chuyên dụng gì để vệ sinh nhà xưởng đúng cách?
Các dụng cụ, thiết bị cần có để vệ sinh nhà xưởng bao gồm: thiết bị vệ sinh công nghiệp, dụng cụ vệ sinh công nghiệp, dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp