Thị trường hàng hóa gồm các yếu tố cơ bản nào?

Thị trường hàng hóa gồm những yếu tố đặc trưng nào?

Rate this post

Thị trường hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đây là nơi diễn ra quá trình mua, bán và trao đổi các nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm sơ cấp. Thị trường hàng hóa giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng tiềm năng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra còn hỗ trợ người tiêu dùng trong việc chọn mua những sản phẩm tốt phục vụ nhu cầu. Vậy thị trường hàng hóa gồm những yếu tố gì và được phân loại ra sao?

1. Tổng quan về thị trường hàng hóa

Hàng hóa là một loại tài sản gần giống như cổ phiếu và trái phiếu, là những sản phẩm có chất lượng đồng đều, được sản xuất với số lượng lớn bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Hàng hóa thường được chia thành hai loại lớn: hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Hàng hóa cứng bao gồm tài nguyên thiên nhiên phải được khai thác hoặc chiết xuất — chẳng hạn như vàng, cao su và dầu, trong khi hàng hóa mềm là nông sản hoặc gia súc — chẳng hạn như ngô, lúa mì, cà phê, đường, đậu nành và thịt lợn.

Các mặt hàng nông sản như bí ngô, đậu phộng,... đang được bày bán trong thị trường hàng hóa gồm những yếu tố đặc trưng nào.
Tổng quan các vấn đề về thị trường hàng hóa.

Lịch sử hình thành thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là thị trường lâu đời nhất. Nó bắt nguồn từ sơ khai của nền văn minh nhân loại khi các thị tộc, bộ lạc, các vương quốc mới thành lập sẽ trao đổi và buôn bán với nhau để lấy thực phẩm, vật tư và các mặt hàng khác. 

Sự phát triển mạnh mẽ của các đế chế như Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo ra các hệ thống thương mại phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa trên các vùng rộng lớn. Từ đó xuất hiện các Con đường tơ lụa, mở đường cho sự giao thương giữa các quốc gia cổ đại. Đây là hình thức đầu tiên của thị trường hàng hóa.

Sau rất nhiều thế kỷ, thị trường hàng hóa đã có bước ngoặt lớn. Đó là sự ra đời của hội đồng thương mại Chicago (CBOT) vào năm 1948. Năm 2007, CBOT sáp nhập với CME (Chicago Mercantile Exchange) thành lập tập đoàn CME. Cho đến hiện tại, thị trường hàng hóa là một trong những loại thị trường phổ biến nhất đối với các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức tài chính, nhà đầu cơ…

>> Các đặc điểm giúp bạn nhận biết doanh nghiệp nào nên khai thác thị trường ngách.

Quy luật vận hành của thị trường hàng hóa

Cách thức vận hành, hoạt động của thị trường được gọi là cơ chế thị trường. Cơ chế này giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, thúc đẩy sự sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thị trường bao gồm quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả… giúp người bán và người mua xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Lấy ví dụ cơ bản như khi giá gạo tăng, cung không đổi thì cầu sẽ giảm. Ngược lại, khi giá gạo giảm, cung không đổi thì nhu cầu về hàng hóa này sẽ tăng.

Đặc điểm của thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa luôn xảy ra biến động mỗi phút, mỗi giây do sự thay đổi của giá cả hàng hóa, nguồn cung và nhu cầu, sự vận động của nền kinh tế các nước và toàn cầu. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa gồm:

  • Thiên tai
  • Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • Tỉ giá ngoại tệ
  • Chi phí vận chuyển và lưu kho.

2. Thị trường hàng hóa gồm những loại nào?

Thị trường hàng hóa được phân loại dựa trên 3 yếu tố chính: Hình thái vật chất của đối tượng trao đổi; Số lượng và địa điểm của người mua, người bán; Nhu cầu của thị trường.

Màn hình tablet hiển thị biểu đồ cột, biểu đồ tròn, các đường tăng trưởng của thị trường hàng hóa
Phân loại thị trường hàng hóa dựa trên 3 yếu tố

Thị trường theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

  • Thị trường hàng hóa tiêu dùng

Thị trường hàng hóa tiêu dùng là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng như quần áo, thực phẩm, trang sức… đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng mang tính cá nhân.

Đây là một thị trường lớn và có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển.

  • Thị trường nguyên vật liệu

Thị trường nguyên vật liệu là mắt xích quan trọng và có mối liên hệ với các loại thị trường khác. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cầu, giá cả của các thị trường khác bởi bất kỳ hàng hóa tồn tại ở trại thái vật chất đều cần có nguyên liệu để sản xuất.

  • Thị trường dịch vụ

Đối tượng trao đổi của thị trường dịch vụ là các sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Nó thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. 

Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ du lịch, dịch vụ về giáo dục…

Thị trường theo số lượng và địa điểm của người mua, người bán

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường phải có số lượng người mua và người bán đông đảo nhưng mỗi cá nhân sẽ chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trong đó. Vì vậy, giá cả ở thị trường này được quyết định dựa trên mối quan hệ cung – cầu trong từng giai đoạn. 

Ngoài ra, hàng hóa trong thị trường phải có tính đồng nhất để tạo môi trường cạnh tranh đồng đều. Do đó, các doanh nghiệp thuộc khối thị trường này cần có các chiến lược tốt để đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao.

  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Đây là hình thái thị trường kết hợp giữa cạnh tranh và độc quyền. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là những thị trường có vì ít nhất có một người bán (hoặc người mua) tương đối lớn có khả năng tác động đến giá cả thị trường. 

  • Thị trường độc quyền

Cấu trúc đặc trưng của thị trường độc quyền là chỉ có 1 người bán duy nhất bán 1 sản phẩm suy nhất và có nhiều người mua sản phẩm đó. Ưu điểm mà loại thị trường này mang lại là người bán không phải đối mặt với sự cạnh tranh, độc quyền về giá bán.

Google được xem là công ty độc quyền lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Google sở hữu kho dữ liệu người dùng khổng lồ, kiểm soát đến 60% doanh thu quảng cáo trên toàn cầu.

Thị trường theo biểu hiện trong nhu cầu khách hàng

  • Thị trường thực tế

Thị trường thực tế cho thấy khả năng người mua thực tế đã mua được sản phẩm thông qua hệ thống cung cấp hàng hoá để đáp ứng các nhu cầu của mình.

  • Thị trường tiềm năng

Một bộ phận khách hàng trong thị trường tiềm năng có nhu cầu và có khả năng thanh toán nhưng vì một lý do nào đó mà chưa hoặc không mua được hàng hoá.

  • Thị trường lý thuyết

Những khách hàng thuộc thị trường này bao gồm khách hàng thực tế, khách hàng tiềm năng và khách hàng có nhu cầu nhưng chưa có khả năng thanh toán.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa

Một người đang cầm kính lúp để xem xét, so sánh biểu đồ và số liệu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa

Các yếu tố dưới đây tạo điều kiện cho thị trường hàng hóa có tính thanh khoản nhưng không phải mọi hàng hóa giao dịch trên thị trường thanh khoản đều có tất cả các yếu tố này. Càng có nhiều yếu tố thì thị trường giao dịch càng có tính thanh khoản cao.

Trong đó, tính thanh khoản (Liquidity) là thuật ngữ thường xuất hiện trong ngành tài chính, ngân hàng. Tính thanh khoản thể hiện khả năng một tài sản hoặc sản phẩm có thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Yếu tố đặc thù

Có một vài thị trường hàng hóa nhất định sẽ có các yếu tố đặc thù. Các yếu tố này sẽ chỉ ảnh hưởng đến quy luật cung – cầu của thị trường đó, gần như không gây ảnh hưởng đến các thị trường khác.

Ví dụ như đối với thị trường ngành nông sản thì khí hậu, thời tiết đóng vai trò rất quan trọng. Tuỳ theo từng vùng có khí hậu khác nhau sẽ phù hợp trồng các loại cây trồng khác nhau. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, biên độ nhiệt cao, xuất hiện mưa nhiều nên rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao, có thể tiến hành xen canh, gối vụ.

Ngoài ra, thời tiết còn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường. Tuy nhiên, đối với thị trường xăng dầu, khí hậu hay thời tiết sẽ không tạo ra ảnh hưởng gì quá lớn. Yếu tố tác động đến thị trường này thường liên quan đến các vấn đề địa chính trị của các khu vực trên thế giới.

Chịu ảnh hưởng từ các thị trường khác

Có nhiều ngành hàng sẽ có mối liên quan đến nhau. Nếu một ngành hàng xảy ra biến động sẽ kéo theo một hoặc 1 vài ngành hàng khác. Trường hợp ngô bị mất mùa do bão lũ, nguồn cung cấp ngô cho thị trường khan hiếm sẽ dẫn đến mức giá của sản phẩm này tăng cao. Việc này cũng ảnh hưởng đến những sản phẩm được sản xuất từ ngô trong thị trường thức ăn chăn nuôi. Hàng hóa có khả năng bị đẩy giá lên cao hơn so với trước đó.

Không chỉ vậy, sự biến động của thị trường thức ăn chăn nuôi cũng sẽ tác động phần nào đến ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản phẩm từ chăn nuôi như sữa, thịt… có khả năng sẽ bị tăng giá.

Vòng đời tự nhiên

Nhiều mặt hàng sẽ không có nguồn cung liên tục mà sẽ theo vụ mùa. Có nhiều loại cây trồng chỉ có thể thu hoạch theo vụ mùa cụ thể trong năm. Từ sau thời gian thu hoạch cho đến bắt đầu một vụ mùa mới, nguồn cung sẽ dần bị chững lại, giá cả cũng sẽ tăng dần do khan hiếm hàng hoá. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các kỹ thuật canh tác mới cùng sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại, một số loại nông sản đã có thể thu hoạch trái mùa, đáp ứng nguồn cung cấp cho thị trường.

Thị trường hàng hóa là nơi vô cùng phức tạp với rất nhiều vấn đề khác nhau và luôn luôn thay đổi theo từng giây. Do đó, việc nắm rõ các yếu tố cấu thành nên thị trường hàng hóa và bản chất cốt lõi của nó sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu thế của thời đại, tìm thấy được cơ hội phát triển lớn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile