Hình thức cạnh tranh không hoàn hảo đang chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất. Khi đó, các doanh nghiệp, cơ sở phân phối có sức mạnh và thế lực sẽ có khả năng chi phối giá cả của sản phẩm của mình trên thị trường. Nếu bạn chưa biết đến thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì? Hãy cùng với MECI tìm hiểu và nghiên cứu thông qua bài viết bên dưới.
Mục lục
Tìm hiểu chung về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Thuật ngữ “thị trường” được dùng để mô tả bất kỳ địa điểm mà người mua và người bán gặp nhau để có thể thực hiện giao dịch, họ có thể gặp nhau trực tiếp hoặc gián tiếp. Cấu trúc thị trường gồm có 3 phân loại: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền. Tuy nhiên, hình thức cạnh tranh không hoàn hảo phổ biến hơn 2 loại còn lại.
“Cạnh tranh” có khái niệm rất rộng, phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau như đời sống xã hội, lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,… Theo khoa học kinh tế, cạnh tranh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn có cách hiểu bao quát là sự “ganh đua” giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Với mục đích thu hút và lôi kéo khách hàng về phía mình càng nhiều càng có lợi.
Hình thức cạnh tranh hoàn hảo là khi không có ai đủ khả năng chi phối được thị trường do các điều kiện đáp ứng sự hoàn hảo không được đảm bảo. Thế thì, trong cạnh tranh không hoàn hảo, mỗi thành viên sẽ có mức độ quyền lực nhất định nhằm tác động đến giá cả của sản phẩm. Tùy thuộc vào biểu hiện của hình thức cạnh tranh không hoàn hảo có thể tác động đến mức giá khác nhau.
Từ đó có thể thấy được, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là các thị trường mà khi đó cạnh tranh hoàn hảo không đáp ứng được. Vì phải có tối thiểu một người bán hoặc người mua tương đối lớn và đủ để tác động đến giá cả của thị trường.
>> Cạnh tranh ở thị trường ngách là yếu tố giúp doanh nghiệp có thị phần riêng và phù hợp nhất.
Một số hình thức trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Tùy thuộc vào số lượng, quy mô của doanh nghiệp, quyền kiểm soát giá cả cùng với điều kiện gia nhập và rút lui. Do đó, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cạnh tranh không hoàn hảo được ứng dụng thông qua các hình thức dưới đây.
Hình thức độc quyền thuần túy
Hình thức độc quyền thuần túy bao gồm 2 loại là độc quyền bán và độc quyền mua:
- Độc quyền bán: tại thị trường này chỉ có một người bán một mặt hàng hoặc một loại sản phẩm.
- Độc quyền mua: chỉ có một người mua một mặt hàng hoặc một loại sản phẩm nhất định.
Hình thức độc quyền nhóm
Hình thức độc quyền nhóm chỉ áp dụng trong một số ngành hàng nhất định. Trong đó, chỉ tồn tại một ít doanh nghiệp tham gia đều có thể nhận thức được giá cả của họ bị chi phối, bởi năng suất của chính doanh nghiệp mình và những hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Tính thuần nhất hàng hóa ở mô hình này không nhận được nhiều sự quan tâm mà chỉ chú trọng đến các vấn đề như: số lượng thành viên tham gia, đặc thù công nghệ, quy mô sản xuất tối thiểu đạt được hiệu quả cao mà không ai có thể đáp ứng được. Độc quyền nhóm được chia thành hai loại là:
- Độc quyền nhóm bán: là thị trường chỉ có một số lượng ít người bán.
- Độc quyền nhóm mua: là thị trường chỉ có một số lượng ít người mua.
Hình thức cạnh tranh mang tính chất độc quyền
Cạnh tranh mang tính độc quyền khác với hai hình thức còn lại ở điểm hình thức này có nhiều người bán hàng trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Tuy nhiên, người cung cấp – doanh nghiệp đều tìm cách làm sao cho hàng hóa của mình có sự khác biệt.
Hàng hóa hoặc dịch vụ được mở bán là những sản phẩm gần nhau và có thể thay thế được, nhưng lại không thể thay thế hoàn toàn. Chính vì thế, những doanh nghiệp có sản phẩm giống nhau sẽ luôn nỗ lực thực hiện cá biệt trong hàng hóa của mình.
2 ví dụ về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Sau khi đã nắm bắt được những thông tin về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, để có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thị trường này, MECI sẽ đưa ra 2 ví dụ về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo để bạn có thể hiểu rõ hơn về hình thức này nhé!
Ví dụ 1: Vào năm 2007, Apple cho ra mắt sản phẩm iphone đầu tiên trên thế giới. Thời điểm đó, chỉ có một hãng điện tử Apple đã chiếm lĩnh thành công thị trường khách hàng cao cấp.
Năm 2019, hãng điện tử Samsung cũng ra mắt các dòng sản phẩm Samsung Galaxy. Kể từ thời điểm đó đến bây giờ, hai tập đoàn này đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường điện thoại cao cấp và đã trở thành thị trường độc quyền nhóm bán.
Mỗi khi công ty Apple cho ra mắt dòng điện thoại Iphone mới thì Samsung cũng nghiên cứu và tìm hiểu về sản lượng và giá sản phẩm của Apple sản xuất. Hai yếu tố này làm ảnh hưởng đến mức sản lượng và giá cả của dòng đời kế tiếp của Samsung về sau.
Ví dụ 2: Với thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam, cùng một loại sản phẩm là mì tôm như mì tôm Hảo hảo và mì tôm 3 com tôm thì mì Hảo Hảo có thời gian gia nhập thị trường lâu hơn, bao bì bắt mắt, mùi vị phù hợp với nhiều người hơn. Thế nên, mì tôm Hảo Hảo được đặt ở hầu hết các cửa hàng trên cả nước và nhiều người tiêu dùng ưa chuộng hơn mì 3 con tôm.
Bài viết trên chia sẻ những thông tin về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. MECI hy vọng bạn có thể nắm bắt và hiểu rõ các thông tin trên. Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Các nhân tố cơ bản của thị trường là gì? Tầm quan trọng của chúng
- Cơ chế thị trường là gì? 4 nguyên tắc hoạt động chính
- Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện qua yếu tố nào?
- Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi gây ra vấn đề gì?
Câu hỏi thường gặp
Ưu điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì?
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tạo nên nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp và lợi nhuận cũng được tối ưu hơn. Khi các doanh nghiệp bán các hàng hóa và dịch vụ khác nhau thì họ có quyền đặt ra mức giá riêng cho họ. Và nhận được sự bảo vệ hơn các công ty mới tham gia vào thị trường.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo liệu có những rủi ro nào hay không?
Trả lời: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo vẫn tồn tại những mặt rủi ro như: tính cạnh tranh khá lớn, hàng hóa có mức độ tương tự nhưng giá cả lại khác nhau làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng,…