Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện qua những nội dung gì?

Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện ra sao?

2.8/5 - (5 bình chọn)

Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào? Giá cả chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu một vật có giá trị sử dụng, tức là có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người và xã hội nhưng không có giá trị nên giá cả của hàng hóa hay sản phẩm đó không được định ra.

1. Hàng hóa trên thị trường là gì?

Người nam 1 tay ôm thùng hàng, 1 tay cầm bảng danh sách, kế bên là xe đẩy và các thùng hàng hóa
Hàng hóa là gì trong nền kinh tế thị trường

Hàng hóa là sản phẩm lao động đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người thông qua mua và bán. Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình. Từ khái niệm này, chúng ta có thể kết luận rằng một vật phải thỏa mãn ba yếu tố để trở thành hàng hóa:

  • Hàng hóa là sản phẩm của lao động
  • Hàng hoá có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định của con người
  • Thông qua qúa trình trao đổi: mua và bán

2. Tác động của giá trị sử dụng hàng hóa đến giá cả

Giá trị của hàng hóa trên thị trường

1 người đang nâng trên tay các túi tiền
Giá trị của hàng hóa đối với kinh tế thị trường

Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động cần thiết để người sản xuất sản xuất ra một đơn vị hàng hoá.

  • Hao phí lao động của mỗi người sản xuất gọi là thời gian lao động cá biệt.
  • Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá.
  • Giá trị của sản xuất hàng hoá không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.

Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa là thời gian cần thiết để bất kỳ loại lao động nào thực hiện một quan hệ nhất định với mức độ thành thạo và cường độ vừa phải trong điều kiện trung bình của môi trường xã hội.

Giá trị hàng hóa được xem là yếu tố quyết định nhiều nhất đến giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện. Giá trị của hàng hóa bị ảnh hưởng bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của nó. Có thể hiểu đơn giản rằng, sản xuất ra một loại hàng hóa cần nhiều thời gian và sức lao động thì giá cả hàng hóa đó càng cao.

>> Cách nhận biết thị trường ngách phù hợp cho từng doanh nghiệp đặc thù.

Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện thông qua giá trị sử dụng

Có rất nhiều người tại sàn giao dịch, đằng sau họ là bản đồ thế giới thể hiện sự biến động của giá cả hàng hóa
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện thông qua giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hoá là công cụ vật chất đáp ứng được những nhu cầu nhất định của con người.

  • Với sự phát triển của khoa học công nghệ, giá trị của các vật phẩm khám phá và sử dụng ngày càng trở nên đa dạng hơn.
  • Giá trị sử dụng của hàng hoá là một phạm trù vĩnh viễn.

Có thể thấy, bản chất của giá trị là sức lao động, do đó bất kỳ sản phẩm nào mà sức lao động của người sản xuất không được kết tinh thì không có giá trị. Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện nếu hao phí nhiều lao động để sản xuất một sản phẩm thì sản phẩm đó càng có giá trị. 

3. Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?

Cán cân thể hiện giá trị của giá cả hàng hóa: Giá cả cân bằng với chất lượng
Sự cân bằng giữa giá cả hàng hóa và chất lượng

Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của con người và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy bất kỳ bên cung và bên cầu nào cũng muốn giá tốt nhất để cân bằng thị trường.

Giá của một sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Giá trị của hàng hoá: lượng lao động (thời gian lao động và công sức lao động) cần thiết để làm ra nó.
  • Giá trị tiền tệ: tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá của một loại tiền tệ tăng lên, một đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.
  • Nhu cầu thị trường: Nguồn cung cấp hàng hóa của nhà sản xuất và các nhu cầu của  thị trường về một loại hàng hóa.
  • Cung và cầu hàng hóa trên thị trường: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện lên xuống và thay đổi do cung và cầu, khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa tăng và ngược lại

4. Các chiến lược kinh doanh về giá hàng hóa

Tăng giá trị sản phẩm – giá bán không tăng 

Một bạn nữ cầm ống nhòm nhìn về phía xa, dưới chân bạn đó là sự gia tăng về giá cả
Chiến lược giá cả qua tăng giá trị sản phẩm trên nền kinh tế thị trường

Chiến lược này có thể áp dụng cho 3 trường hợp thị trường cạnh tranh gay gắt và người hưởng lợi là khách hàng.

  • Khi doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường, họ đưa ra mức giá thấp hơn và chất lượng tốt hơn để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại hiện có. Khi đó, thương hiệu của bạn dù mạnh hơn đối thủ, nhưng nếu không nâng cao chất lượng sản phẩm hay giá trị khác, bạn sẽ dần có nguy cơ tụt hậu. Vì vậy, bạn phải ngay lập tức tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc bổ sung tính năng mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ,…
  • Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện thông qua quá trình cạnh tranh bằng cách giảm giá hoặc tăng giá trị sản phẩm, cần tăng giá trị sản phẩm nhưng không tăng giá bán. 
  • Nếu bạn có công nghệ mới giúp giảm giá thành sản phẩm, bạn nên tăng chi phí để tăng giá trị sản phẩm nhằm chiếm thị phần sâu hơn từ các đối thủ cạnh tranh. 

Giá cả sản phẩm rẻ hơn – giá trị không đổi 

Một người nam và 1 người nữ đang trao đổi với nhau. Đằng sau họ là cán cân về giá cả và chất lượng
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện qua chiến lược giảm giá

Nhiều công ty hạ giá nhanh chóng và không có kế hoạch, khi không bán được sản phẩm dẫn đến lợi nhuận giảm và nguy cơ phá sản. Vì vậy, giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện trong chiến lược này chỉ giảm giá và khuyến mãi nếu:

  • Doanh nghiệp phát hành phiên bản mới của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có, sản phẩm cũ đã hết vòng đời của nó. Chúng ta thường thấy các hãng điện thoại hạ giá khi họ giới thiệu dòng sản phẩm mới với nhiều tính năng tốt hơn. Các trường hợp khác bao gồm dọn kho, thanh lý,…
  • Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh, doanh nghiệp nên tăng quy mô sản xuất và lưu thông, giảm giá, mở rộng thị phần, tăng tốc độ tiêu thụ, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Dễ thấy nhất là các đơn vị đưa ra công nghệ mới hoặc có sáng chế mới phải có năng lực sản xuất lớn hơn, muốn tiêu thụ nhanh hơn, chiếm thị phần nhiều hơn thì phải hạ giá để đẩy hàng.
  • Các doanh nghiệp thay đổi cơ sở khách hàng của họ, tìm kiếm các phân khúc thị trường cận biên và phân phối sản phẩm ngày càng nhanh hơn bằng cách truyền đạt giá trị phù hợp với cơ sở khách hàng đó.

Hãy cẩn thận với chiến lược này vì nó rất dễ thay đổi định vị của sản phẩm trong thời gian dài.

Hạ giá thành và tăng giá trị sản phẩm 

Chiến lược hạ giá sản phẩm. Có các mức giảm giá là 10%, 25%, 30%, 40%, 50%, 60%, 75%
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện qua chiến lược giảm giá bán, tăng giá trị

Có thể áp dụng chiến lược này ở các trường hợp sau:

  • Chọn một thị trường mục tiêu thích hợp. Khi chọn thị trường này, bạn cần hạ giá thành vì thu nhập của khách hàng ở thị trường này không cao lắm.
  • Định vị tốt hơn, giá rẻ hơn cho các nhà phân phối, bán lẻ, thương nhân. Các chuỗi cửa hàng đơn giá, siêu thị lớn, trang web mua sắm tổng hợp,… đều đang cố gắng định vị theo hướng này. Hiện nay, rất nhiều thương hiệu lớn cần làm thương hiệu, họ thường tài trợ hàng nghìn sản phẩm để các đại lý quảng bá trên mạng.
  • Khi một thương hiệu từ một nơi khác bước vào một thị trường mới sẽ gặp nhiều khó khăn, vì các đối thủ cạnh tranh trước đó đã tồn tại nhiều. Mặt khác, nếu bạn có thị trường vốn cũng được đầu tư tốt và có tham vọng nâng cao vị thế trong thị trường đó, thì giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện giá thấp được xem là chiến lược chất lượng cần được thực hiện.

Lược bỏ tính năng sản phẩm – giá trị và giá bán đảm bảo 

Một người đang nói về các tính năng cần thiết của hàng hóa: thời hạn, công dụng, ưu điểm, giá cả
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện qua việc lược bỏ tính năng không cần thiết

Nhiều người tiêu dùng phải trả thêm tiền cho các tính năng trong sản phẩm của bạn mà họ không thực sự cần. Vì vậy bạn có thể chú trọng vào dòng sản phẩm rẻ hơn, ít tính năng hơn nhưng lợi ích mang lại cho khách hàng vẫn được giữ nguyên.Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện ở trường hợp này là sản phẩm có giá thành thấp hơn đáng kể dẫn đến giá thành tốt hơn nhiều lần so với đối thủ. Đây là một trong những cách tuyệt vời để định giá một sản phẩm cạnh tranh.

Tạm kết  

Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện và được quyết định bởi các yếu tố như giá trị hàng hóa, quan hệ cung – cầu trên thị trường, tiền tệ. Trong đó, thị trường là môi trường để vòng lặp lợi nhuận này tiếp diễn. Nó kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế tạo ra giá trị sản phẩm và đưa ra giá cả cho sản phẩm nhằm mang lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh.

Xem thêm bài viết liên quan:

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile