Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, việc xảy ra rủi ro là điều không thể tránh khỏi vì sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng có thể tác động đến kế hoạch kinh doanh ban đầu. Đối với mặt hàng gạo cũng vậy, các đại lý hay hộ kinh doanh phải lường trước mọi rủi ro khi kinh doanh gạo có thể xảy ra để có những biện pháp khắc phục, tránh bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Mục lục
Tình hình kinh doanh gạo tại Việt Nam
Gạo là sản phẩm thuộc nhóm nhu yếu phẩm của Việt Nam, hầu hết người Việt Nam đều sử dụng gạo hàng ngày bởi nó mang lại nguồn năng lượng cao để hoạt động cả ngày. Ngoài ra, đây là loại thực phẩm dễ bảo quản và sử dụng được lâu, chỉ cần có kho đủ lớn, độ ẩm thấp thì có thể lưu trữ được một thời gian dài.
Việc chuẩn bị để kinh doanh gạo rất đơn giản và ít tốn kém, vì vậy nó có thể xem là mặt hàng dễ kinh doanh. Tuy nhiên, bởi sự đơn giản đó mà có rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường. Để thu được lợi nhuận cao và hạn chế những rủi ro, người kinh doanh cần có những bí quyết kinh doanh hiệu quả.
>> Những lưu ý cơ bản nhưng thường mắc lỗi về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Một số loại gạo trên thị trường
- Gạo ST25: Là loại gạo đã đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới” vào năm 2019 và cũng là một trong những loại gạo có giá thành cao nhất thị trường bởi độ thơm ngon và quy trình sản xuất nghiêm ngặt đạt các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe. Ngoài ra, ST25 được đánh giá là có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn các loại khác trên thị trường, chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Gạo thơm Jasmine: Là loại gạo thơm phổ biến nhất ở nước ta, gạo có mùi thơm, hạt dài, trong, hàm lượng dinh dưỡng cao nhờ lớn lên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ.
- Gạo thơm Hương Lài: Đúng như tên gọi, loại gạo này có mùi hương thoang thoảng hoa lài, nấu thành hạt cơm dẻo, mềm, ăn vào có vị ngọt nhẹ
- Gạo Nàng Hoa: Là loại gạo được sản xuất bởi giống lúa Nàng Hoa, loại lúa chịu được khô cằn, hạn hán. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng tiêu chuẩn chất lượng tốt, gạo Nàng Hoa được xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, các quốc gia châu âu,…
Top 5 Rủi ro khi kinh doanh gạo
Nhà cung cấp kém chất lượng
Ngày nay, khi tìm kiếm trên mạng, chúng ta rất dễ dàng tìm thấy nhiều nơi cung cấp gạo giá sỉ. Hầu hết các nơi đều cam kết rằng sản phẩm của họ rất uy tín và chất lượng cao. Tuy nhiên, việc xác minh những lời cam kết ấy có đúng sự thật không là một vấn đề khác. Nhiều nhà cung cấp vì chạy theo số lượng, lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng đã nhập gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, thậm chí họ có thể làm giả giấy tờ chứng minh chất lượng gây ra rủi ro khi kinh doanh gạo cho bạn. Dấu hiệu của những nơi kém chất lượng thường là mập mờ, trì hoãn khi được yêu cầu cung cấp những giấy tờ liên quan.
Thị trường nhiều rủi ro
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và dễ gây ra rủi ro khi kinh doanh gạo. Gạo là thực phẩm phổ biến với đa dạng chủng loại và nguồn gốc. Vì thế, các hộ kinh doanh nên xác định đúng thị trường. Ví dụ như, khu vực đông công nhân, sinh viên thường có xu hướng chọn loại gạo giá thành trung bình rẻ, còn khu vực các khu dân cư, chung cư sẽ chọn loại sản phẩm ngon và chất lượng thay vì rẻ. Nếu đại lý không lựa chọn đúng nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến tình trạng tồn kho lâu dài, hư hỏng sản phẩm.
Việc không nắm rõ nhu cầu thị trường có thể làm đại lý hay hộ kinh doanh có thể nhập số lượng gạo quá lớn mà không thể nào bán được trong thời gian ngắn, dẫn đến việc khả năng thanh toán chậm cho nhà cung cấp, gây mất uy tín.
Marketing chưa hiệu quả
Marketing là những hoạt động nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình thông qua việc tìm hiểu đúng nhu cầu mong muốn của họ. Marketing được thực hiện tốt sẽ giúp gia tăng doanh số bán hàng và thu về lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, mỗi loại hình hay quy mô kinh doanh khác nhau cần có chiến lược tiếp thị khác nhau, kinh doanh gạo cũng vậy, hãy tìm một chiến lược phù hợp để tránh rủi ro khi kinh doanh gạo: tình trạng đầu tư tiền bạc một cách bừa bãi, gây lãng phí mà không thu được kết quả tốt.
Rủi ro khi kinh doanh gạo từ việc bảo quản chưa tốt
Gạo thường xuyên bị tấn công bởi sâu, mối, mọt hay nấm mốc. Những yếu tố này khi xuất hiện trong quá trình bảo quản sẽ dẫn đến gạo bị hỏng, đổi màu, khi nấu lên sẽ mất đi chất dinh dưỡng và vị thơm ngon vốn có. Nếu chẳng may khách hàng vô tình mua phải gạo hỏng, kém chất lượng sẽ khiến cơ sở kinh doanh gặp rủi ro khi kinh doanh gạo: mất đi uy tín, dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp do khách hàng mua về và bảo quản gạo không tốt, việc này phần nào cũng ảnh hưởng đến uy tín của đại lý. Do đó, nếu cần, hãy hướng dẫn khách hàng cách bảo quản tốt nhất.
Rủi ro về đối thủ cạnh tranh
Do việc kinh doanh gạo dễ dàng, không đòi hỏi chi phí và kiến thức cao nên rất nhiều người lựa chọn kinh doanh mặt hàng này. Có thể các đại lý khác không cần phải trả chi phí mặt bằng, lựa chọn được nhà cung cấp tốt với mức giá rẻ,… thì việc bán sản phẩm với mức giá thấp là điều hiển nhiên. Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giá cả không cạnh tranh so với các đối thủ thì nguy cơ phá sản rất lớn.
Những rủi ro khi kinh doanh gạo khác mà không dự đoán được như: bão lũ, hạn hán, dịch bệnh hại cây lúa là những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng gạo mà đại lý hay hộ kinh doanh khó có thể lường trước được
Cách khắc phục những rủi ro khi kinh doanh gạo
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Trước khi hợp tác với các đối tác phân phối, các đại lý hay hộ kinh doanh nên yêu cầu họ cung cấp đầy đủ các giấy tờ nguồn gốc, chứng nhận chất lượng. Tốt nhất, hãy lựa chọn những nơi có uy tín, hoạt động lâu đời trên thị trường.
Xây dựng nhóm khách hàng tiềm năng
Sau khi có được lượng khách hàng trong khu vực ổn định. Các đại lý nên mở rộng thị trường của mình theo hướng sỉ như cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng, nhà ăn trường học, công ty để có lượng khách hàng lớn và lâu dài.
Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng
Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Các đại lý cần khảo sát để biết được khách hàng mục tiêu yêu thích loại gạo nào, họ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền từ đó có chiến lược chăm sóc phù hợp như giảm giá, tặng thêm gạo cho khách hàng thân thiết.
Liên tục cập nhật sản phẩm mới, chất lượng với giá tốt là một trong những cách chăm sóc khách hàng tốt nhất, khiến khách hàng hài lòng với các sản phẩm của mình tránh những rủi ro khi kinh doanh gạo về chi phí liên quan tới khách hàng.
Bảo quản chất lượng gạo
Yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro khi kinh doanh gạo lưu trữ gạo phải đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh nhất định. Gạo phải được bảo quản trong môi trường độ ẩm không quá 14%, nhiệt độ thấp hơn 15oC để giữ được độ thơm ngon, dẻo của hạt gạo. Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ và mối mọt là lắp đặt đèn diệt côn trùng và cửa lưới trong nhà kho của bạn.
Các loại hình kinh doanh gạo hiện nay
- Kinh doanh nhỏ lẻ kết hợp nhiều mặt hàng khác: đây là loại hình kinh doanh phổ biến và quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Đây là loại hình kinh doanh tiếp cận gần nhất với người dùng, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn hoặc nơi nhiều sinh viên và người lao động chân tay. Việc bán kết hợp gạo với nhiều mặt hàng khác cũng có thể giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh gạo, tránh thua lỗ nếu không bán được gạo.
- Nhà phân phối: là nơi kết nối giữa nơi sản xuất và những đại lý bán hàng, người lựa chọn kinh doanh hình thức này sẽ trực tiếp hợp tác với các công ty sản xuất gạo, sau đó sẽ cung cấp cho các đại lý, không trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng.
- Đại lý bán hàng: đây là hình thức kinh doanh trung gian giữa nhà cung cấp gạo và khách hàng. Đại lý sẽ nhận tiền hoa hồng từ nhà phân phối dựa trên số lượng gạo bán được, không cần bỏ ra số tiền vốn lớn để nhập hàng, giải quyết vấn đề thiếu tài chính.
- Kinh doanh online: Bán hàng theo hình thức online đang dần phổ biến ở Việt Nam bởi sự tiện lợi của nó, chỉ cần ở nhà cũng có thể mua sắm được giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, gạo là mặt hàng khó kinh doanh theo hình thức này vì chỉ nhìn vào màn hình điện thoại thì khó phân biệt được các loại gạo khác nhau. Người kinh doanh cần đẩy mạnh chiến lược marketing, nâng cao uy tín của mình thì mới có thể thành công
Lựa chọn mô hình kinh doanh gạo hiệu quả
Hiện nay, nhờ mạng lưới Internet phát triển, việc buôn bán gạo có thể dựa vào hai hình thức: buôn bán trực tiếp hoặc online trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, do đặc thù sản phẩm yêu cầu chất lượng cao nên hầu hết khách hàng đều mong muốn kiểm tra trực tiếp trước khi mua hàng hơn. Vì thế, nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng này thì hãy nên lựa chọn hình thức bán hàng trực tiếp.
Nếu bạn không có đủ tiền để thanh toán hóa đơn cho việc nhập số lượng lớn gạo, nhưng không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của mình, trở thành đại lý cho các nhà cung cấp uy tín có thể là giải pháp tối ưu nhất.
Ưu điểm của việc trở thành đại lý phân phối
- Được cung cấp gạo sạch, chất lượng
- Được quảng cáo sản phẩm miễn phí
- Được khách hàng tin tưởng
- Vẫn thu hút khách hàng vãng lai
Nhờ những lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành nước nông nghiệp hàng đầu thế giới. Trồng trọt, sản xuất lúa gạo là một trong những lĩnh vực nông nghiệp mũi nhọn. Hãy là người kinh doanh thông minh, lường trước được các rủi ro khi kinh doanh gạo và tìm cách khắc phục nhằm phát huy giá trị của nông sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Xem thêm bài viết liên quan: