Top 3 triết lý kinh doanh bất bại.

Triết lý kinh doanh là gì? Top 3 triết lý kinh doanh hay có thể bạn chưa biết!

Rate this post

Thị trường mở rộng, các doanh nghiệp thi nhau mọc lên như nấm. Mỗi năm có tới hàng ngàn doanh nghiệp được thành lập. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp nhanh chóng phá sản vì chưa thực sự có định hướng rõ ràng. Các định hướng của doanh nghiệp đều dựa trên các triết lý kinh doanh.

Triết lý kinh doanh như kim chỉ nam trong công tác vận hành và phát triển, là yếu tố để doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy, triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh đóng vai trò gì trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Những triết lý kinh doanh nào nên được học hỏi? Cùng tham khảo bài viết sau đây ngay nhé! 

1. Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là một hệ thống các giá trị và nguyên tắc mà doanh nghiệp luôn cố gắng làm việc để hướng đến. Điều này thể hiện qua tư duy mà chủ doanh nghiệp định hướng cho doanh nghiệp của mình, hay còn gọi là tuyên bố về sứ mệnh hoặc tầm nhìn của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh trình bày các mục tiêu tổng thể nhất của doanh nghiệp và mục đích của nó. 

Triết lý kinh doanh được đúc kết qua những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế. Chúng thường được thể hiện qua lý do tồn tại và các khái niệm của hành động. Những tư tưởng chủ đạo của chúng là những nguyên tắc về đạo lý, phương pháp quản lý doanh nghiệp.

>> Những lưu ý cơ bản nhưng thường mắc lỗi về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

2. Vai trò của triết lý kinh doanh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Cũng giống các yếu tố khác trong đời sống, triết lý kinh doanh cũng có tác động to lớn tới xã hội. Đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh. 

Vai trò của triết lý kinh doanh là gì
Vai trò của triết lý kinh doanh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tạo ra nét riêng biệt

Nét riêng biệt hay còn gọi là phong cách đặc thù của doanh nghiệp. Phong cách này mang màu sắc của thương hiệu là chủ yếu. Nó được xây dựng qua từng cử chỉ, lời nói hay chỉ đơn giản là ánh mắt mang màu sắc phong cách mà doanh nghiệp hướng đến. 

Thông thường yếu tố này liên tục bộc lộ qua 2 nhánh: văn hóa nội bộ và văn hóa truyền bá bên ngoài. Văn hóa nội bộ là cách ứng xử của nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo và lãnh đạo với lãnh đạo. Văn hóa truyền bá bên ngoài bao gồm các cách ứng xử với đối tác, khách hàng,… Nhưng nhìn chung, cả 2 nhánh đều được phát triển từ định hướng chung gồm các triết lý đúng đắn. 

Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Triết lý kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nó phản ánh các yếu tố như tinh thần và ý thức của doanh nghiệp. Các yếu tố này thường ở mức cơ bản nhất, có tính khái quát và ít thay đổi. 

Các triết lý này theo thời gian sẽ ăn sâu vào tiềm thức của nhân viên trong doanh nghiệp. Chúng hình thành tư tưởng và phát huy trực tiếp vào công việc hằng ngày. Dù cho cơ cấu doanh nghiệp có bị thay đổi thì những triết lý đó sẽ vẫn giữ nguyên giá trị của chúng. 

Tạo sức mạnh cho doanh nghiệp

Đây là vai trò được đánh giá là vai trò quan trọng nhất. Việc tạo ra khuynh hướng và định hướng phát triển chung cho doanh nghiệp góp phần phát triển tối đa nội lực của từng cá nhân. Đồng thời tạo ra tính kỷ luật và thống nhất giữa một tập thể gồm những người không cùng huyết thống. Điều này được đúc kết và chứng minh qua sự phát triển của doanh nghiệp. 

Công cụ định hướng cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh là tiền đề cho sự phát triển đúng đắn của cả doanh nghiệp. Đây là yếu tố định hình phương hướng kinh doanh phù hợp với sự phát triển và văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có kế hoạch chiến lược cho những dự án là một doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lụi tàn. 

3. Tiêu chí xây dựng triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh được xây dựng từ các tiêu chí sau: 

Lấy con người làm trung tâm 

Con người ở đây chính là những thành viên, nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh. Mối quan hệ giữa con người với con người cũng rất được chú trọng trong môi trường doanh nghiệp. Chính vì thế, hai yếu tố này được coi là hai yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh cần coi nhân tố con người là trung tâm, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Điều này còn giúp khơi dậy yếu tố nội lực và phát huy sức mạnh tối đa của tập thể vì mục đích chung của toàn doanh nghiệp. 

Ngoài ra, con người ở đây còn là khách hàng, là những đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới. Mỗi doanh nghiệp có định hướng phát triển riêng, vì thế cũng hình thành nên những tệp khách hàng riêng. Doanh nghiệp muốn phát triển thì triết lý kinh doanh bắt buộc phải hướng tới phục vụ và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Những nhu cầu này không chỉ là những nhu cầu bên ngoài, mà còn là những nhu cầu thầm kín bên trong của khách hàng. 

Triết lý không phải là lời nói, nó chính là khẩu hiệu bắt buộc phải có. Chúng là nguyên tắc đầu tiên khi hình thành phong cách ứng xử, phục vụ của nhân viên đến với khách hàng. Chúng còn được biểu hiện qua từng hành vi đặc trưng mang màu sắc thương hiệu của doanh nghiệp. 

Mang tính hiện đại và mang tính đại chúng

Văn hóa là hình thức, cách thức sinh sống. Với một xã hội luôn chuyển biến hằng giờ, luôn cập nhật và xây mới liên tục, triết lý doanh nghiệp luôn cần được bổ sung để cập nhật kịp thời đại. Triết lý doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn, tầm nhìn đúng thì hướng đi mới đúng và ngược lại.

Những định hướng đúng là những định hướng phù hợp với thời đại. Nâng cao chất lượng nhờ sự hỗ trợ của hiện đại hóa quy trình, đổi mới toàn diện từ vật chất đến chất lượng. Sự đổi mới này phải bắt đầu từ tư duy trên cơ sở hiện đại tầm nhìn và chiến lược lâu dài. 

Triết lý kinh doanh phải hướng tới phục vụ lợi ích cộng đồng, các hoạt động công tác xã hội. Mang tính đại chúng áp dụng vào tiêu chí xây dựng triết lý doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa lợi nhuận doanh nghiệp và trách nhiệm doanh nghiệp là đòn bẩy giúp hoạt động kinh doanh ngày càng thăng hạng. 

4. Top 3 triết lý kinh doanh của đế chế tỷ đô

Với những ông chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển, triết lý kinh doanh trở thành kim chỉ nam. Chúng được đặt ra để nhắm đến mục tiêu chiến lược và nâng cao giá trị văn hóa. Sự nghiệp thành công của họ đã chứng minh được những triết lý đó là đúng!

“Hãy chăm sóc những con gà mái”Triết lý xây dựng tiềm lực

các nhân viên văn phòng đang bàn bạc thảo luận cùng nhau
Quan tâm hay đối đãi tử tế với nhân viên chính là đang đối đãi tử tế với chính doanh nghiệp của mình.

Triết lý được xây dựng từ một doanh nhân người Nhật Bản. Ông quan niệm rằng: “Nếu muốn có trứng, hãy chăm sóc cho những con gà mái. Nếu con gà mái hạnh phúc, bạn sẽ có thật nhiều trứng. Nếu bạn hành hạ hay giết nó, thì sẽ chẳng có quả trứng nào thuộc về bạn.” 

Nhân viên, công nhân là những người trực tiếp góp phần làm ra sản phẩm, tạo ra giá trị cho công ty. Những giá trị này bao gồm yếu tố thương hiệu, chất lượng sản phẩm hay lớn hơn là lợi nhuận của công ty. Vì vậy, quan tâm hay đối đãi tử tế với nhân viên chính là đang đối đãi tử tế với chính doanh nghiệp của mình! 

“Tìm kiếm đội ngũ nhân viên tài năng”Triết lý xây dựng nội lực

Triết lý kinh doanh của Microsoft
Triết lý kinh doanh “Tìm kiếm đội ngũ nhân viên tài năng”

Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft luôn có sự quan tâm hàng đầu về việc xây dựng đội ngũ nhân viên tài năng. Vị tỷ phú này quan niệm rằng: “Một trong những thách thức lớn chính là tìm được đội ngũ nhân viên đa tài hay cách làm sao để thu hút những kỹ năng đa dạng và có thể hợp tác được với nhau.”

Triết lý này được đúc kết qua quá trình xây dựng và lãnh đạo doanh nghiệp trong hơn mấy thập kỷ qua. Khi có một đội ngũ nhân viên ưu tú, họ sẽ làm mọi cách để có thể nét văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp trong chính doanh nghiệp  của mình. Đồng thời, việc tập hợp những người giỏi sẽ nhanh chóng đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bằng sự ăn ý và trình độ chuyên môn cao trong công việc. 

“Hãy luôn làm tốt phần việc của mình” – Triết lý chim ruồi

Chim ruồi đang bay, lông có màu xanh.
Chim ruồi đang đập cánh, bay sát bông hoa để hút mật.

Chim ruồi nổi bật với câu chuyện truyền cảm hứng tới muôn loài khi cùng nhau cứu khu rừng khỏi tai họa. Khi rừng đang chìm trong biển lửa, các loài vật đều muốn bỏ cuộc, chỉ có chim ruồi vẫn bền bỉ bay đến con suối ở gần đó và đem nước về chữa cháy. Nhưng cơ thể chim ruồi thực sự rất nhỏ, mỗi lần đem nước về, chúng chỉ có thể đem từng giọt. Điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều loài. Việc chim ruồi làm không lớn nhưng đó là việc mà nhiều loài không thể làm trong thời điểm đó. 

Chọn chim ruồi với hình tượng là linh vật cho triết lý, những nhà kinh doanh cho rằng: “Để có thể phát triển bền vững trên thị trường, cần tuân thủ các tiêu chí nghiêm ngặt đã đề ra. Các tiêu chí này bao gồm sự chỉnh chu và thực hiện tốt nhất trong tất cả các công tác. Luôn kiên trì và làm những gì cần phải làm, luôn bền bỉ và chấp nhận đương đầu với thử thách.” 

Triết lý kinh doanh là yếu tố góp phần xây dựng đúng đắn chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời, đây chính là yếu tố quyết định sự tồn tại hay lụi tàn của một doanh nghiệp. Vì thế, để có được những triết lý kinh doanh hay, mang tính con người cao, các chủ doanh nghiệp đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm và thử thách. Vì triết lý kinh doanh không chỉ là lời nói mà còn chính là hành động được đưa vào đời sống, tạo thành khuynh hướng vận hành của doanh nghiệp. 

Xem thêm bài viết liên quan:

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top