Một chiến lược kinh doanh đúng đắn và đầy đủ giúp doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường. Vậy chiến lược kinh doanh là gì, mang đặc điểm gì và có vai trò như thế nào? Ngoài ra, để xây dựng một chiếc lược thành công cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng MECI khám phá kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là điều mà có khá nhiều người vẫn đang còn nhầm lẫn, dù cho đã và đang thực hiện nó. Đây là một nghệ thuật phối hợp các hoạt động kinh doanh với nhau nhằm đạt được mục tiêu xác định. Từ đó giúp doanh nghiệp định vị và phát triển bền vững trên thị trường. Một bản chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm các phương pháp và cách thức hoạt động trong hành trình xuyên suốt của doanh nghiệp.
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh có hai đặc điểm chính sau đây:
- Chiến lược kinh doanh không phải mô hình bất biến. Khi thị trường có sự biến động quá lớn, chiến lược kinh doanh sẽ được thay đổi. Trong trường hợp các biến động diễn ra mức độ nhỏ và vừa, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh nhỏ để thích ứng và vượt qua.
- Chiến lược kinh doanh cần có sự thông qua của tập thể chứ không áp dụng ở cấp độ cá nhân như chiến thuật kinh doanh. Sở dĩ như vậy là do chiến lược kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến cả một doanh nghiệp nên nó cần được cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn thận và được các chuyên gia thẩm định, đánh giá.
Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Giúp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động phát triển đúng hướng.
- Nắm bắt tất cả cơ hội kinh doanh và các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Thông qua sự phân tích và dự báo thị trường giúp doanh nghiệp hoạt động đúng hướng trong tương lai.
- Khai thác và tận dụng tối đa nguồn nhân lực để họ phát huy hết thế mạnh của mình và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tạo nên hoạt động liên kết giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung, cùng hướng đến mục tiêu lớn lao.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Tổng hợp mô hình sản phẩm nổi bật trong thị trường ngách
- Xuất nhập khẩu là gì? Cẩm nang kiến thức xuất nhập khẩu 2022
Các vấn đề về chiến lược kinh doanh cơ bản
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đứng đắn. Dưới đây là 7 vấn đề về chiến lược cơ bản mà mọi đơn vị đang áp dụng vào thực tế và cho thấy hiệu quả:
- Tạo sự khác biệt: Không đặt mục tiêu dẫn đầu ngành lên hàng đầu, việc doanh nghiệp muốn ưu tiên chính là làm sao để tạo ra giá trí khác biệt với đối thủ trong mắt khách hàng.
- Vì lợi nhuận: Mở rộng thị phần không phải là toàn bộ mục tiêu chính của doanh nghiệp. Song song cùng với sự phát triển quy mô, chính là doanh thu và lợi nhuận mà sự phát triển đó mang đến cho doanh nghiệp.
- Thấu hiểu thị trường: Tùy thuộc vào sản phẩm, ngành hàng và thị trường mà xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của cả doanh nghiệp nên dựa trên những phân tích, nghiên cứu kỹ càng về thị trường.
- Lấy khách hàng làm trọng tâm: Khắc họa khách hàng là vấn đề tiên quyết cần phải thực hiện được trong hoạt động kinh doanh. Biết rõ khách hàng là ai sẽ giúp doanh nghiệp có phương hướng tiếp cận đúng và chiến lược phát triển sản phẩm hợp lý.
- Học cách nói không: Doanh nghiệp cần phải biết cách từ chối đối với các thị phần và tệp khách hàng không phù hợp với thương hiệu và sản phẩm. Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến nên cố định và rõ ràng, tránh việc ôm đồm làm sao nhãng chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
- Không ngại thay đổi: Sự nhạy bén trong kinh doanh giúp doanh nghiệp linh hoạt thay đổi theo hướng tích cực, tránh việc thụt lùi so với đối thủ. Khi doanh nghiệp chấp nhận thay đổi để phù hợp với thị trường và khách hàng thì sẽ ngày càng mang đến sản phẩm tối ưu nhất.
- Tư duy hệ thống: Để xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững, các cấp lãnh đạo, tổ chức cần có tư duy hệ thống. Điều này giúp cho sự vận hành và đánh giá kết quả tổng thể được khoa học, quy củ và chính xác hơn.
6 lưu ý để xây dựng chiến lược kinh doanh thành công
Nghiên cứu kỹ đối thủ
Để cạnh tranh tốt trên thị trường, doanh nghiệp cần xác định rõ đối thủ của mình là những ai, điều gì họ làm tốt hơn ta, điều gì chưa tốt… Mọi vấn đề có thể phân tích được từ đối thủ sẽ là bài học thực tiễn đắt giá giúp doanh nghiệp xây dựng nên một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.
Tập trung vào dòng tiền
Trong kinh doanh, dòng tiền cần được giám sát chặt chẽ và tối ưu ở mức thấp nhất. Ngoài ra cần có thêm khoản dự phòng để dùng trong những tình huống bất ngờ. Vì bản chất chiến lược kinh doanh cũng chỉ là sự dự báo tương lai chứ không hề chắc chắn. Trong hoàn cảnh thị trường thay đổi nhanh, phức tạp và đối thủ ngày càng nhiều lên như hiện nay, việc quản lý dòng tiền lại càng cần được chú ý.
Áp dụng công nghệ mới
Công nghệ đang dần thay đổi cuộc sống của chúng ta về mọi mặt. Công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn. Hiện nay có rất nhiều công cụ và phần mềm quản lý doanh nghiệp. Hãy tận dụng nó trong quá trình hoạt động, kinh doanh để mang lại hiệu quả lớn hơn.
Bắt đầu từ những ngách nhỏ
Điều này giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc phủ toàn thị trường. Doanh nghiệp mạnh không cần bán 1000 sản phẩm cho một ngàn khách hàng. Họ bán 1000 lần cho khách hàng một sản phẩm. Bạn không nên bán hàng cho tất cả mọi người. Hãy giới hạn đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng và tập trung phục vụ tệp đối tượng này. Trong chiến lược kinh doanh, bên cạnh việc xác định nên làm thì xác định việc không nên làm cũng quan trọng. Trên thực tế có những tệp khách hàng bạn không nên phục vụ, có những sản phẩm bạn không nên bán. Hãy học cách nói không.
Chú ý phản hồi khách hàng
Mục đích cao nhất của hoạt động kinh doanh là cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho người tiêu dùng để đổi lấy sự hài lòng của họ. Vậy nên tất cả sẽ không có ý nghĩa gì nếu họ không thích hoặc không mua, không sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy luôn thu thập ý kiến khách hàng để điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp thị hiếu.
Thay đổi linh hoạt
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Vậy nên trong chiến lược kinh doanh cần có sự nhạy bén để bắt kịp xu hướng và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Nếu không thay đổi, bạn sẽ mãi đứng yên và bị kéo thụt lùi.
Như vậy MECI đã giúp bạn hiểu được chiến lược kinh doanh là gì? Khi đi cùng cụm từ chiến lược khiến người ta hình dung ra những thứ cao siêu và lớn lao. Tuy nhiên chiến lược kinh doanh chỉ đơn giản là bạn xác định và hiểu rõ khách hàng của mình. Sau đó tập trung mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu của họ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế cần có những phương án và giải pháp thích hợp.
Câu hỏi thường gặp
Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và mô hình kinh doanh có mối quan hệ như thế nào?
Chiến lược kinh doanh là một phần của kế hoạch kinh doanh và một phần nhỏ trong khái niệm mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh là một cấu trúc bao gồm các khái niệm nêu lên cách thức hoạt động của doanh nghiệp, cách kiếm tiền, cách đạt được mục tiêu… Kế hoạch kinh doanh sẽ cụ thể hóa mục tiêu và chiến lược kinh doanh đưa ra lộ trình cách đạt được mục tiêu.
Chiến lược kinh doanh gồm mấy cấp độ?
Hiện nay chiến lược kinh doanh được chia làm 3 cấp độ. Cấp độ cao nhất và rộng nhất là cấp độ doanh nghiệp. Tiếp theo là cấp độ đơn vị kinh doanh đưa ra chiến lược cụ thể, riêng biệt. Cuối cùng là cấp độ chức năng bao gồm các bộ phận của đơn vị như: phòng tiếp thị, phòng bán hàng, phòng CRM…