Tìm hiểu về đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là gì? 6 giải pháp nâng cao đạo đức

Rate this post

Việt Nam hiện có hơn 900.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. Các doanh nghiệp này chính là yếu tố tạo nên tiềm lực, khẳng định vị thế cho đất nước trên bản đồ kinh tế thế giới. Vì vậy, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên sự phát triển đó phải được xây dựng dựa trên pháp luật và đạo đức kinh doanh. Vậy đạo đức kinh doanh là gì mà có tầm quan trọng đến như vậy?

Đạo đức kinh doanh là gì?

Người kinh doanh đang suy xét về đạo đức và nhân cách trong kinh doanh
Nguyên tắc của đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, quy định, chuẩn mực để đánh giá, kiểm soát và định hướng hành vi của các chủ thể kinh doanh. Do tính chất đặc thù của kinh doanh nên tiêu chuẩn về đạo đức trong kinh doanh hoàn toàn khác với những ngành nghề khác. Trong kinh doanh coi trọng hiệu quả kinh tế, tính thực tế và sự cạnh tranh nhưng đạo đức kinh doanh vẫn phải chịu sự chi phối của pháp luật và chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

Phạm vi áp dụng đạo đức kinh doanh gồm tất cả những thể chế xã hội, tổ chức, con người có liên quan đến hoạt động kinh doanh như: cổ đông, chủ doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, nhà cung ứng, nhà nước,…

>> Những lưu ý cơ bản nhưng thường mắc lỗi về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh

  • Uy tín

Các chủ thể kinh doanh không dùng những thủ đoạn phi pháp, gian xảo để chuộc lợi. Với đối thủ cần cạnh tranh công bằng, với khách hàng cần đặt lợi ích của khách hàng lên đầu vào giữ vững lòng tin của khách hàng, với đối tác cần giữ chữ tín, nói được làm được. Dù là ở bất cứ đâu thì cũng cần tuân theo pháp luật của nơi đó và hơn hết là bảo vệ môi trường sống được trong lành, sạch đẹp.

  • Tôn trọng nhân quyền

Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào cũng đều muốn thu lợi nhuận cho bản thân nhưng nguồn lợi nhuận ấy nên được dựa trên sự đảm bảo quyền lợi cho con người. Những hành vi cố tình gây hại đến quyền lợi của người khác để thu lợi cho bản thân đều vi phạm đạo đức kinh doanh.

Vai trò của đạo đức kinh doanh

Mang lại giá trị kinh tế

Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải tạo ưu thế trước các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp cần phải phát huy mọi nguồn lực mình có để tồn tại và phát triển. Sự cạnh tranh khốc liệt là cơ hội để doanh nghiệp được mài dũa và cũng là cơ hội cho những hành vi trái đạo đức kinh doanh sinh sôi.

Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đạo đức kinh doanh, việc thực hiện đúng đạo đức kinh doanh sẽ tạo ra sự tăng trưởng về lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh chính điều kiện cần thiết, là viên gạch không thể thiếu trong quá trình xây dựng uy tín của doanh nghiệp. Chỉ khi đạo đức của doanh nghiệp được đảm bảo thì mới nhận được sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng. 

Không ngoa khi nói rằng đạo đức kinh doanh quyết định đến sự tồn vong, phát triển của doanh nghiệp. Bởi không có đạo đức thì trước sau gì doanh nghiệp cũng sẽ tự giết chết danh tiếng, thương hiệu của mình. Vì vậy, nền tảng đạo đức vững chắc chính là sự đảm bảo cuối cùng cho doanh nghiệp.

Giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Ở thời đại mà thế giới thay đổi nhanh chóng chỉ trong nháy mắt, nhiều biến cố và rủi ro khó dự báo xảy ra liên tục thì đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp giữ vững niềm tin ban đầu, không bị lạc lối. Thời gian vừa qua đã có rất nhiều vấn đề xảy ra. Dịch bệnh nghiêm trọng, tác động của làn sóng toàn cầu hóa chuyển đổi số đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Khi ấy, bên cạnh nguồn lực thì văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh là trụ đỡ giúp doanh nghiệp không bị đánh bại trước các biến cố bất ngờ.

Điều kiện hình thành nên đạo đức kinh doanh

Hai người đàn ông đang trao đổi với nhau về đạo đức, pháp luật, chính sách trong kinh doanh
Các điều kiện hình thành nên đạo đức kinh doanh

Đạo đức trong kinh doanh có một số điểm khác biệt so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên cũng cần có điều kiện để thiết lập đạo đức cho doanh nghiệp, đó là trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đối với lợi ích xã hội. Sự cam kết đó phải phù hợp với quy chuẩn đạo đức xã hội, không gây ảnh hưởng xấu và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Trách nhiệm xã hội là phạm trù của đạo đức kinh doanh, nó đặt ra quy chuẩn cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Có ít nhất 4 nhóm đối tượng mà doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm: 

  • Thị trường (bao gồm nhà đầu tư, nhà cung ứng, đối tác, ngân hàng, đối thủ…) và người tiêu dùng: Doanh nghiệp cần giữ chữ tín với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung ứng. Mọi quy trình hợp tác đều phải minh bạch, đúng luật. Không vì cái lợi trước mắt mà thất hứa, tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình, có vay nhưng không trả. Với đối thủ cần cạnh tranh công bằng, không chơi xấu hay bôi nhọ, hạ thấp uy tín đối thủ. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến khách hàng, người tiêu dùng phải đảm bảo chất lượng như đã đề ra, giá cả cần rõ ràng. Doanh nghiệp không được lợi dụng biến động thị trường để độn giá sản phẩm, bán sản phẩm không đúng với giá trị nó mang lại.
  • Người lao động: Doanh nghiệp cần đảm bảo đúng quyền lợi của người lao động về lương, thưởng, chính sách phúc lợi. Nợ lương, quỵt lương, trừ lương với lý do không chính đáng; để người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm mà không có bảo hộ, bảo hiểm… đều là những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
  • Cộng đồng: Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể các công ty trong và ngoài nước phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm cơ bản như đóng thuế đúng hạn, không lợi dụng những lúc kinh tế đất nước khó khăn mà đầu cơ trục lợi cho bản thân mình. Dù là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cần tuân thủ luật pháp tại nơi đó. 
  • Môi trường: Hiện nay có rất nhiều công ty chỉ vì cái lợi trước mắt mà gây ô nhiễm đến môi trường sống. Các công ty để tiết kiệm đã cắt bớt chi phí dành cho xử lý chất thải ra môi trường. Hậu quả là khu vực xung quanh đó bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và sức khỏe của người dân. Môi trường sống là của tất cả mọi người, những người kinh doanh cần có trách nhiệm bảo vệ nó và nên có những biện pháp hợp lý để không gây ô nhiễm.

Thực trạng tuân thủ đạo đức kinh doanh tại Việt Nam hiện nay

Các vấn đề trong doanh nghiệp như đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp… mới chỉ được biết đến và nổi lên kể từ khoảng thời gian Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa 1991.

Từ năm 1991 trở về trước, nền kinh tế của Việt Nam là kinh tế kế hoạch tập trung, mọi hoạt động đều do Nhà nước chỉ đạo. Nguồn hàng hóa vào thời ấy rất khan hiếm, cung không đủ cầu nên rất ít người dám than phiền về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Ngoài ra, các ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam chưa phát triển và hầu hết các nhà sản xuất đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến thương hiệu, luật sở hữu trí tuệ đều không được quan tâm.

Sau khi đất nước bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, khái niệm về đạo đức kinh doanh đã trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều hơn trong doanh nghiệp. Tuy vậy vẫn có rất nhiều người xem nhẹ tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Người dân hay doanh nghiệp đều khá mơ hồ về khái niệm, quy tắc trong đạo đức của doanh nghiệp.

Mặc dù đã trôi qua gần 3 thập kỷ nhưng vẫn có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp không xem trọng tiêu chuẩn đạo đức doanh nghiệp, chỉ đề ra cho có hoặc chỉ để đánh bóng thương hiệu. Đó là lý do vì sao hàng năm luôn có rất nhiều vụ vi phạm đạo đức doanh nghiệp xảy ra. Một phần là do công tác quản lý, bộ máy pháp luật chưa được chặt chẽ; một phần do sự dễ dãi của người tiêu dùng; còn lại vẫn là do doanh nghiệp không xem trọng và tuân thủ quy tắc của đạo đức.

Giải pháp tăng cường đạo đức kinh doanh là gì?

Cán cân công lý, chiếc búa thẩm phán, bộ luật về kinh doanh
Giải pháp tăng cường đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Để nâng cao nhận thức, tăng cường đạo đức kinh doanh cần sự chung tay phối hợp giữa cả chính quyền, doanh nghiệp, người tiêu dùng.

  • Tất cả mọi hành động của con người đều phải tuân thủ luật pháp, khung pháp luật hoàn thiện sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện đạo đức trong kinh doanh. Quy định pháp lý tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ nghiêm ngặt, rõ ràng nên gặp khó khăn trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm. Chế tài chưa đủ mạnh cũng là một khuyết điểm trong hệ thống pháp luật. Nhiều trường hợp “nhờn luật”, cố tình vi phạm, lách luật xảy ra do chưa đủ tính răn đe để ngăn chặn.
  • Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh. Nhà nước cần phổ biến Bộ Tiêu chí về đạo đức kinh doanh để thực thi rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và toàn xã hội; tiến hành một cuộc vận động thường xuyên về xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh; áp dụng những hình thức tôn vinh xứng đáng các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện xuất sắc những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
  • Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương và các cấp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), các hội và hiệp hội (như Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khu công nghiệp, các hội và hiệp hội ngành nghề…
  • Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rộng rãi về vấn đề đạo đức kinh doanh, khuyến khích báo chí vào cuộc nhằm phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh, đồng thời nêu những tấm gương điển hình tốt về những cá nhân và tổ chức doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh.
  • Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, của người tiêu dùng và toàn xã hội về vấn đề đạo đức kinh doanh, đặc biệt sự nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân là những chủ thể hoạt động kinh doanh; gắn chặt và đề cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân đối với đối tác, khách hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội (về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm hậu mãi, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội).
  • Tăng cường phổ biến và giáo dục về đạo đức kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, từng cá nhân doanh nghiệp, doanh nhân để họ có nhận thức đúng và đầy đủ về các quy định luật pháp, trách nhiệm cũng như đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần giáo dục nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và toàn xã hội về những quy định của pháp luật và vấn đề đạo đức kinh doanh để người tiêu dùng và khách hàng (thường được gọi là “thượng đế”) có thể giám sát việc tuân thủ luật pháp và những chuẩn mực về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân.
  • Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rộng rãi về vấn đề đạo đức kinh doanh, khuyến khích báo chí vào cuộc nhằm phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh, đồng thời nêu những tấm gương điển hình tốt về những cá nhân và tổ chức doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh.

Nếu như nói văn hóa là nền tảng thì đạo đức là trụ cột của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thể giữ vững cột chống này thì trước sau gì cũng sẽ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một tổ chức, cá nhân cần có trách nhiệm hơn để giữ vững đạo đức kinh doanh, giúp doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

Xem thêm bài viết liên quan:

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile