Trong môi trường kinh doanh, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Việc quản lý chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến sự sống còn của một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Một doanh nghiệp chỉ có thể tiếp tục hoạt động khi sản phẩm của họ tốt, khách hàng sẵn sàng quay lại mua và sử dụng sản phẩm của họ. Vậy việc Quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Hãy cùng MECI tìm hiểu qua bài viết này.
Mục lục
Thông tin chung về chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần nắm
Chất lượng sản phẩm là gì?
Là đặc điểm, tính chất của một sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu, mục đích của con người và đáp ứng được tiêu chuẩn hàng hoá. Khi đánh giá chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần các yếu tố: nguyên vật liệu và quy trình sản xuất, mục đích sử dụng, đặc tính của sản phẩm, giá thành, độ bền, …
Vai trò của Chất lượng sản phẩm
- Đáp ứng kỳ vọng của khách hàng: Chất lượng sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp tạo dựng lòng trung thành của họ với doanh nghiệp, thương hiệu.
- Nâng cao hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng sản phẩm là chiến lược xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thương hiệu là yếu tố tác động khiến khách hàng tiếp tục mua và sử dụng sản phẩm này hay chuyển sang sản phẩm của nhà cung cấp khác.
- Đáp ứng tiêu chuẩn ngành: Một sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng là điều cần thiết để tham gia hoạt động trao đổi mua bán. Đối với từng ngành nghề riêng, sản phẩm sẽ bị bắt buộc đạt chuẩn quốc gia hoặc quốc tế thì mới có thể đem phân phối ra thị trường.
Trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm của từng nhân sự liên quan
- Người sản xuất: Tuân thủ các điều kiện đã được đưa ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Chịu trách nhiệm khi sản phẩm được xuất xưởng có vấn đề và cần thông báo cho các bên liên quan để kịp thời xử lý.
- Người nhập khẩu: Kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản để duy trì chất lượng sản phẩm. Đảm bảo các yêu cầu về hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hoá như là: hư hỏng do quá trình vận chuyển, sản phẩm không an toàn, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn được yêu cầu,…
- Người bán hàng: Tuân thủ các điều kiện đối với hàng hoá đang lưu thông trên thị trường, chịu trách nhiệm về hàng hoá mà mình bán ra. Khi phát hiện ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng phải ngay lập tức dừng bán, thông tin đến người sản xuất, người nhập khẩu, người mua để kịp thời thu hồi và xử lý hàng hóa không đủ tiêu chuẩn an toàn.
- Người tiêu dùng: Tuân thủ các quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hướng dẫn sử dụng của người sản xuất, lưu trữ, vận chuyển sản phẩm của người nhập khẩu. Khai báo với cơ quan chức năng khi phát hiện sản phẩm không đảm bảo an toàn đến sức khoẻ của người sử dụng.
Giá trị lợi ích mà giấy công bố chất lượng sản phẩm đem lại
Đối với doanh nghiệp
- Khẳng định chất lượng sản phẩm thông qua những thông tin đã qua kiểm định chất lượng quốc gia, hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
- Vị trí doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh được củng cố, tạo nên thương hiệu, danh tiếng.
- Xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
- Sản phẩm có giấy công bố chất lượng sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với các sản phẩm thông thường.
- Giúp sản phẩm và thương hiệu trụ vững trên thị trường trong nhiều năm và có thị phần vững chắc.
Đối với người tiêu dùng
- An tâm sử dụng khi sản phẩm đã được kiểm định chất lượng,
- Bảo vệ sức khoẻ khi tránh được hàng lậu, hàng kém chất lượng.
- Lựa chọn chính xác hàng hóa đảm bảo an toàn thông qua dấu hợp quy trên bao bì sản phẩm.
Đối với cơ quan quản lý
- Tạo yêu cầu rõ ràng về kỹ thuật thương mại, hạn chế hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh, phát triển sản phẩm phổ biến để tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn cho thị trường.
- Hoàn thiện quá trình định hướng, quản lý của nhà nước trong công cuộc phát triển thị trường, hàng hóa cạnh tranh và hợp tác quốc tế.
Tìm hiểu về Quản lý chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp
Quản lý chất lượng sản phẩm là việc phối hợp chặt chẽ các quy trình nhằm kiểm soát tốt các sản phẩm đầu ra của mỗi doanh nghiệp. Bao gồm các quy trình: hoạch định chất lượng, xác định mục tiêu chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Yếu tố con người
Trong sản xuất, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất tác động đến chất lượng sản phẩm.
- Ban lãnh đạo: Người quản trị cần có sự nhạy bén để nắm bắt các xu thế công nghệ, đưa ra định hướng sản phẩm phù hợp với thị trường. Họ cần có tầm nhìn xa và tạo dựng sự đồng thuận về vấn đề thương hiệu, chất lượng sản phẩm.
- Người lao động: Những yếu tố cần có của đội ngũ lao động để tạo nên chất lượng sản phẩm bao gồm: trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật, tinh thần lao động,.. Họ chính là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên sản phẩm, vì thế doanh nghiệp cần phải đào tạo nguồn nhân công có chuyên môn giỏi, nắm vững quy trình sản xuất.
Yếu tố phương pháp
Phương pháp sản xuất và quản lý sản xuất tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đối với những yêu cầu cao về chất lượng, phương pháp sản xuất sẽ có nhiều yêu cầu chặt chẽ hơn, việc quản lý và vận hành sản xuất cũng cần giám sát kỹ càng hơn.
Ví dụ, đối với ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản phẩm này yêu cầu độ hoàn thiện gần như tuyệt đối. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần đảm bảo về tiêu chuẩn sạch, tiêu chuẩn về sai số kỹ thuật của linh kiện. Việc vận hành từ đó cũng phức tạp hơn nhiều, hệ thống quản lý rộng lớn nhưng cần chặt chẽ trong từng chi tiết nhỏ.
Yếu tố thiết bị
Trong sản xuất hiện đại ngày nay, máy móc đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Tính đồng bộ và chất lượng của thiết bị, máy móc ảnh hưởng đến tính ổn định của sản phẩm.
Doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới cơ sở vật chất: hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm định chất lượng. Đồng thời có những giải pháp để khai thác và quản lý máy móc hoạt động hiệu quả.
Yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính là yếu tố cấu thành sản phẩm. Từ khâu đầu vào, doanh nghiệp cần phải đảm bảo nguyên vật liệu chất lượng tốt để tạo ra những sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn. Doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý, mỗi nguyên liệu dù chiếm tỷ trọng nhỏ đến đâu thì cũng đều tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, tính đồng bộ của nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng, cần được lựa chọn và kiểm định trước khi đưa vào sản xuất.
Một số lưu ý để kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ
Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào
- Tất cả các nguyên vật liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Trước khi đưa vào quy trình sản xuất phải được vận chuyển, bảo quản đúng cách, đúng quy định và có tem kiểm định chất lượng.
- Khi phát hiện những vấn đề phát sinh nguyên vật liệu đầu vào, phải tổng hợp và báo lại nhà cung cấp để đánh giá.
- Lựa chọn những nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào.
- Kiểm soát công đoạn thực hiện
- Kiểm tra và phản hồi lại những vật tư nào không đạt yêu cầu.
- Kiểm tra từng công đoạn đã đi đúng quy trình đề ra từ trước không.
- Kiểm tra sản phẩm chưa đạt yêu cầu ở khâu nào, yêu cầu người tại vị trí đó chịu trách nhiệm và xử lý.
- Có các báo cáo theo ngày, tuần, tháng. quý, năm để theo dõi và kịp thời đưa ra hướng giải quyết khi có sai sót.
Kiểm soát chất lượng đầu ra
- Xây dựng tiêu chuẩn và lập kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Có thống kê chi tiết và chính xác về sản phẩm trước khi phân phối.
Tiếp nhận yêu cầu và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.
4 cách nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất
- Quản lý chặt chẽ trong mọi khâu của hoạt động sản xuất: Việc quản lý từng chi tiết công việc sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện vấn đề và xử lý nhanh chóng. Điều này sẽ giảm nguy cơ tổn thất về chi phí và nguyên vật liệu sản xuất.
- Ứng dụng các mô hình sản xuất khoa học vào doanh nghiệp, cập nhật xu thế về công nghệ thường xuyên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư đúng đắn và nhanh chóng vào những công nghệ tiên tiến cần thiết cho hoạt động sản xuất.
- Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả bằng cách giám sát và tạo ra các chế độ thưởng phạt cho người lao động tại doanh nghiệp.
- Đào tạo chuyên môn thường xuyên cho các cấp quản lý và mọi cấp bậc nhân sự trong doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại, các tư duy đổi mới, mô hình vận hành khoa học hơn,… là các vấn đề mà doanh nghiệp cần thường xuyên chú trọng và cập nhật nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp. Bài viết trên của MECI hy vọng giúp được bạn có được những thông tin bổ ích về chất lượng sản phẩm và đưa ra lựa chọn chính xác trong sản xuất, tiêu dùng.
Câu hỏi thường gặp
Các công cụ quản lý chất lượng là gì?
6 công cụ quản lý chất lượng hiệu quả:
– Biểu đồ nhân quả
– Biểu đồ phân tán
– Biểu đồ kiểm soát
– Biểu đồ Pareto
– Biểu đồ mật độ phân bố
– Phiếu kiểm soát
Tiêu chuẩn ISO là gì?
ISO được biết đến là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.