Tiêu chuẩn ISO là những tiêu chuẩn được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế. Chúng ta thường bắt gặp những sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn ISO được in trên bao bì hoặc thông qua quảng cáo. Tuy nhiên, một số người còn chưa hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO là gì. Đừng lo lắng! Hãy cùng MECI đi sâu vào tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO
ISO được viết tắt từ “International Organization for Standardization” là cơ quan thiết lập ra các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng cho toàn bộ thế giới. Hiện tại đã có đến 167 quốc gia là thành viên, Việt Nam được gia nhập vào năm 1977 và trở thành thành viên 77 của tổ chức. Những tiêu chuẩn ISO được Việt hóa sẽ có tên viết tắt là TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).
Tiêu chuẩn ISO được thiết lập với mục tiêu tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn an toàn, đáng tin cậy, chất lượng tốt nhất. Từ đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ hoạt động, phát triển lâu dài, gia tăng năng suất, giảm sai sót và phòng tránh lãng phí. Không những thế, tiêu chuẩn ISO cho phép sản phẩm được so sánh với các sản phẩm ở nhiều thị trường khác nhau. Mặt khác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường mới và sự phát triển thương mại toàn cầu hóa.
Ứng dụng tiêu chuẩn ISO
Ứng dụng của tiêu chuẩn ISO mang những đặc thù riêng biệt, tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Đối với thương mại và công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn chung được xây dựng và nhận được sự đồng thuận của hầu hết các quốc gia. Nếu người tiêu dùng lựa chọn và mua sắm bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì tiêu chuẩn sẽ trở thành thước đo đánh giá độ tin cậy dành cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO là một trong những yếu tố được doanh nghiệp xem như một chuẩn mực để cố gắng, nỗ lực để đạt được. Bởi vì, khi sở hữu được sự công nhận độ tin cậy quốc tế, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng rất hiệu quả.
- Đối với lĩnh vực nhiếp ảnh: Máy ảnh có trang bị độ nhạy sáng ISO giúp người dùng có thể điều chỉnh mức độ sáng tối của ảnh chụp một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chất lượng ánh sáng vẫn bị ISO ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Mặc dù, độ sáng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Vì sao cần áp dụng tiêu chuẩn ISO?
Dưới đây là những lý do quan trọng để giải đáp vấn đề vì sao cần áp dụng tiêu chuẩn ISO:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định, kiểm soát và cải thiện quy trình sản xuất một cách hiệu quả và chính xác. Do đó, sẽ nâng cao chất lượng, sự hài lòng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng đặt ra.
- Gia tăng hiệu suất và tăng cường hiệu quả.
- Tuân thủ các quy tắc của pháp luật: Tiêu chuẩn ISO yêu cầu tổ chức phải tuân thủ các quy định pháp luật. Khi áp dụng ISO sẽ hỗ trợ tổ chức đảm bảo các quy định này và giảm rủi ro về mặt pháp lý.
- Xây dựng niềm tin và sự uy tín: Doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO, chứng minh được tổ chức đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp xây dựng niềm tin và sự uy tín trong mắt khách hàng, đối tác,…
- Mở rộng cơ hội kinh doanh, hội nhập: Đối với một số khách hàng, tổ chức lớn và các cơ quan chính phủ, yêu cầu các nhà cung cấp của họ phải đạt được chứng chỉ ISO. Thế nên, việc áp dụng tiêu chuẩn nào giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp thị với các khách hàng tiềm năng.
Một số tiêu chuẩn ISO được áp dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay, ISO được áp dụng rộng rãi, phổ biến với nhiều tiêu chuẩn chung về quản lý trong công nghiệp và thương mại toàn cầu. Dưới đây là một số tiêu chuẩn ISO được sử dụng phổ biến.
Tiêu chuẩn ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 giúp các tổ chức đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các đơn vị liên quan như yêu cầu về luật định, quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản về quản trị chất lượng, mà các doanh nghiệp có mong muốn đạt tiêu chuẩn cần phải đáp ứng.
Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Đây được xem là bộ tiêu chuẩn Quản lý chất lượng được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này áp dụng cho hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở hoạt động ở mọi lĩnh vực. Với nhiệm vụ chính là đánh giá hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 9001 còn xem xét doanh nghiệp có thật sự phù hợp với hệ thống quản lý đó hay không.
Tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và những quy định đối với tổ chức trong chuối thực phẩm. Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 giúp cho tổ chức dễ dàng kiểm soát được các nguy cơ thực phẩm được đảm bảo. Từ đó, người tiêu dùng cảm thấy hài lòng và tin tưởng khi sử dụng sản phẩm hơn.
Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được áp dụng để thiết kế, xây dựng phòng sạch theo quy định quốc tế. Bộ tiêu chuẩn này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp y tế, dược phẩm và điện tử. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 đề xuất các tiêu chí về lớp sạch không khí nhằm đảm bảo không khí luôn được trong sạch. Ngoài ra, còn có khả năng kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm không khí diễn ra trong quá trình sản xuất và nghiên cứu.
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ISO đã được MECI chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về ISO có tầm quan trọng trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận ISO là gì?
Trả lời: Giấy chứng nhận ISO là một minh chứng cho đơn vị, tổ chức đã đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống quản lý ISO, giúp tổ chức khẳng định thương hiệu, sản phẩm của mình trên thị trường.
Tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm những phiên bản nào?
Tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm có 5 phiên bản là:
– ISO 9001:1987, là phiên bản đầu tiên về thuần sản xuất và tài liệu.
– ISO 9001:1994, hướng đến sản xuất và không bị thay đổi quá nhiều so với phiên bản cũ.
– ISO 9001:2000, áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, giúp doanh nghiệp quản lý quy trình hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
– ISO 9001:2008, chỉ có một vài thay đổi nhỏ so với phiên bản trước.
– ISO 9001:2015, là phiên bản được cập nhật mới nhất. Tập trung vào việc kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên rủi ro để hướng đến phát triển bền vững hơn.