ảnh bìa của sản xuất là gì

Sản xuất là gì? Tìm hiểu về các khái niệm trong sản xuất

Rate this post

Sản xuất là khái niệm quen thuộc, tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về nó chưa? Sản xuất là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau để đưa ra quy trình sản xuất chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp của bạn. 

Khái niệm sản xuất là gì?

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất trong tiếng anh được gọi là Manufacturing. Đây là hoạt động chủ yếu diễn ra trong các hoạt động kinh tế của con người, là quá trình tạo ra sản phẩm để sử dụng, mua bán và trao đổi trong thương thương mại. Hay bạn có thể hiểu đơn giản đây là quá trình biến đầu vào sản xuất thành các đầu ra (sản phẩm).

Ví dụ 1 mô hình sản xuất có: băng chuyền sản xuất, chuyên viên vận hành, chuyên viên kiểm định thành phẩm...
Sản xuất là quá trình biến đầu vào sản xuất thành các đầu ra là sản phẩm

Các nhân tố quyết định sản xuất được dựa theo các vấn đề như:

  • Sản xuất cái gì?
  • Sản xuất như thế nào?
  • Sản xuất cho ai?
  • Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?

Ví dụ: để sản xuất thức ăn đóng hộp, doanh nghiệp cần phải sử dụng đầu vào như lao động, nguồn thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… để tạo ra các loại thức ăn đóng hộp khác nhau được đưa bán ra thị trường.

4 yếu tố trong sản xuất

Các yếu tố sản xuất hay còn gọi là các yếu tố đầu vào, tất cả đều sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, bán sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trong đó 4 yếu tố quan trọng nhất, luôn luôn cần có là:

1. Yếu tố đất

Đất là yếu tố đầu tiên làm nền móng, chúng được biết đến bằng nhiều hình thức khác từ đất nông nghiệp đến bất động sản thương mại hay các tài nguyên có sẵn trên một mảnh đất.

Ví dụ: dầu mỏ, khí đốt, than đám,… được khai thác có sẵn trong lòng đất; đất nông nghiệp dùng để trồng các loại cây nông nghiệp, hoa màu; mặt bằng, kho xưởng được mở làm nhà máy sản xuất,…

2. Yếu tố lao động

Là một nỗ lực từ một cá nhân, một tập thể cùng tạo nên một sản phẩm hoặc một dịch vụ đưa ra thị trường. Đối với nền công nghiệp truyền thống, lao động là yếu tố chủ yếu, không yêu cầu bằng cấp chỉ phụ thuộc vào kĩ năng và quá trình đào tạo. Đối với nền công nghiệp 4.0 hiện nay thì yếu tố lao động kết với các loại máy móc và quy trình tự động hóa, yêu cầu nâng cao trình độ lao động.

Ví dụ:

  • Một tác phẩm nghệ thuật được các nghệ sỹ, nghệ nhân tạo thành. Có thể là một bức tranh, một bản nhạc,… cũng là một loại lao động.
  • Các công nhân xây dựng một công trình, sản phẩm bằng sức lao động tay chân, lao động trí óc cũng là một loại lao động.
  • Nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân mang đến các dịch vụ cũng là một loại lao động.
  • Trong ngành công nghiệp phần mềm, lao động là các nhà quản lí dự án và phát triển việc xây dựng sản phẩm cuối cùng.
Nhiều công nhân nữ mặc đồng phục bảo hộ màu hồng đang làm việc trong dây chuyền sản xuất
Công nhân đang làm việc ở một xưởng sản xuất

3. Yếu tố vốn hiện có

Khi nói đến vốn thì chúng ta sẽ luôn đề cập đầu tiên đến tiền. Nhưng tiền không phải là yếu tố sản xuất vì chúng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Tiền ở đây sẽ giúp doanh nghiệp xoay vòng vốn, quy đổi qua các quá trình mua hàng hóa, đất đai, trả lương, mua trang thiết bị, vật tư,…

Vốn được chia thành 2 loại, một doanh nghiệp phải phân biệt rạch ròi chúng:

  • Vốn cá nhân: sử dụng cho mục đích cá nhân, phương tiện cá nhân không được coi là yếu tố sản xuất và tư liệu sản xuất.
  • Vốn tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là khoản vốn mà chủ doanh nghiệp tư nhân đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Yếu tố năng lực kinh doanh

Đây là yếu tố kết hợp tất cả các yếu tố sản xuất khác vừa được kể trên vào quy trình sản xuất cho ra sản phẩm và dịch vụ đưa ra thị trường tiêu dùng.

Các khái niệm phổ biến trong sản xuất

1. Khái niệm khu sản xuất

Dựa theo các sản phẩm đầu ra, sản xuất được phân ra thành 3 khu vực:

  • Khu vực một: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  • Khu vực hai: khai thác mỏ, công nghiệp chế tạo, xây dựng.
  • Khu vực ba: khu vực ngành dịch vụ.

2. Khái niệm chi phí sản xuất 

Chi phí sản xuất là số tiền doanh nghiệp dùng để chi mua các yếu tố đầu vào và phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhằm mang lại mục đích cho doanh nghiệp.

Dựa vào các phân tích, chi phí sản xuất được chia thành các loại:

  • Chi phí dựa theo tính chất kinh tế: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phát sinh,…
  • Chi phí dựa theo mục đích sử dụng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
  • Chi phí dựa theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành: biến phí và định phí.
  • Chi phí dựa theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.

3. Khái niệm loại hình sản xuất 

Là biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, là đặc tính của tổ chức kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất được quy định bởi trình độ chuyên môn, số chủng loại, tính ổn định,…

Bao gồm 4 loại hình chính:

  • Loại hình sản xuất hàng lớn: là loại hình sản xuất tạo ra liên tục hoặc thường xuyên các loại sản phẩm cùng loại trong nhiều năm.
  • Loại hình sản xuất hàng đơn chiếc: là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm mang tính chất sửa chữa.
  • Loại hình sản xuất hàng loạt: là loại hình sản xuất chế tạo đồng thời liên tiếp một khối lượng sản phẩm giống nhau.
  • Loại hình sản xuất theo dự án: là loại hình sản xuất gián đoạn, các nơi làm việc tồn tại trong một thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng.

4.  Khái niệm quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.

Quản lý các công đoạn của sản xuất
Quản lý sản xuất bao gồm 4 công đoạn quan trọng

Quy trình quản lý sản xuất bao gồm 4 công đoạn:

  • Đánh giá năng lực sản xuất.
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất.
  • Quản lý chất lượng sản xuất.

5. Khái niệm quy trình sản xuất 

Quy trình sản xuất là một quá trình thực hiện các bước kết hợp giữa máy móc và cách làm thủ công theo từng công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống của mọi người trên trái đất.

Hai loại quy trình sản xuất hiện nay là:

  • Sản xuất tập trung vào sản phẩm: chỉ tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm và đã được chuẩn hóa.
  • Sản xuất tập trung vào quy trình: chỉ tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và với số lượng nhỏ.

Với những khái niệm cơ bản và cụ thể bên trên hi vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sản xuất là gì. Từ đó áp dụng vào quản lý và kinh doanh hiệu quả. Tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan tại website của chúng tôi.

Nguồn: thuannhat.com.vn/san-xuat-la-gi-cac-khai-niem-ve-san-xuat/

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile