Ảnh bìa bài viết Quy trình tổ chức chữa cháy

Hướng dẫn quy trình tổ chức chữa cháy 7 bước an toàn

1/5 - (1 bình chọn)

Quy trình tổ chức chữa cháy được các cơ sở sản xuất, nhà kho và văn phòng thực hiện nghiêm ngặt theo quy định. Chủ doanh nghiệp, quản lý cơ sở kinh doanh cần nắm rõ các quy tắc và quy trình PCCC để tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho nhân sự. MECI đã tổng hợp chi tiết trong bài viết hôm nay.

Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy luôn phải ghi nhớ

Theo quy định tại Điều 4 luật phòng cháy và chữa cháy 2001, 4 nguyên tắc PCCC:

  • Nguyên tắc 1: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC.
  • Nguyên tắc 2: Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
  • Nguyên tắc 3: Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
  • Nguyên tắc 4: Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy an toàn
Nguyên tắc PCCC an toàn cho mọi cơ sở sản xuất, kho hàng

Quy trình tổ chức chữa cháy tiêu chuẩn 7 bước

Tổ chức chữa cháy cần phải thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn, chống lửa lan rộng gây thiệt hại lớn. Tại cơ sở sản xuất, kho hàng sẽ có 7 bước chính trong quy trình tổ chức chữa cháy như sau:

Bước 1: Giữ bình tĩnh và xác định điểm cháy

Người phát hiện ra hoả hoạn cần giữ bình tĩnh để đánh giá về tình hình. Xác định rõ vị trí cháy, xem xét môi trường xung quanh để đánh giá mức độ nguy hiểm. Cơ sở sản xuất, kho hàng thường có nhiều khu vực rất dễ lan rộng vùng cháy. Ngay thời điểm phát hiện cháy chúng ta tránh hoảng sợ để có được xử lý tốt nhất.

Bước 2: Báo động

Bất kể phát hiện cháy nhỏ hay lớn, chúng ta luôn phải thực hiện báo động. Cơ sở sản xuất, kho hàng có hệ thống PCCC đúng theo quy định sẽ tự động báo động khi phát hiện có lửa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải phát tín hiệu báo động để mọi người nhận biết tình hình và sơ tán kịp thời.

Bước 3: Ngắt nguồn điện trong khu vực bị cháy

Ngắt nguồn điện vô cùng quan trọng trong quy trình tổ chức chữa cháy. Ngay thời điểm phát hiện có hoả hoạn, nguồn điện chính khu vực cháy cần được ngắt để tránh nguy cơ cháy nổ từ dòng điện. Trường hợp cháy lan nhanh chóng người phát hiện nhanh chóng có xử lý ngắt nguồn điện toàn cơ sở sản xuất, kho hàng.

Bước 4: Thông báo lực lượng PCCC gần nhất

Quy trình tổ chức chữa cháy an toàn cần phải thông báo với lực lượng PCCC gần nhất khi có hoả hoạn tại cơ sở sản xuất, kho hàng. Đội PCCC sẽ nhanh chóng xử lý và tiếp cận vùng cháy, với chuyên môn và kinh nghiệm họ sẽ giảm thiệt hại ở mức tối thiểu nhất.

Bước 5: Dập lửa bằng các dụng cụ có sẵn

Trong thời gian lực lượng PCCC được điều động và tiếp cận vùng cháy, chúng ta có thể dập lửa bằng các dụng cụ có sẵn. Sử dụng bình chữa cháy đúng cách, nhắm vào ngọn lửa. Tuy nhiên, người thực hiện phải đáng giá tình hình lửa trước khi thực hiện. Quá trình thực hiện dập lửa này cần giữ khoảng cách an toàn.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Hướng dẫn chi tiết sử dụng bình chữa cháy trong tình huống khẩn cấp

Bước 6: Cứu hộ người gặp nạn

Hoả hoạn ở cơ sở sản xuất, kho hàng sẽ thường có rất nhiều người trong khu vực. Chúng ta cần ưu tiên di chuyển người gặp nạn ra khỏi khu vực cháy nhanh chóng nhất. Người tham gia cứu hộ cần phải sử dụng bảo hộ cá nhân và thiết bị cứu hộ khi cần.

Bước 7: Ngăn nguy cơ cháy lan

Cơ sở sản xuất, kho hàng thường có rất nhiều hàng hoá và các chất dễ cháy. Nguy cơ cháy lan rất lớn, người giám sát phải theo dõi tình hình lửa để có thể đưa ra các chỉ dẫn đúng đắn. Nguyên tắc không được lửa lan rộng dù bất cứ lý do nào.

Các phương pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản

Trong quy trình tổ chức chữa cháy có 4 phương pháp PCCC cơ bản để làm ngưng vụ cháy. Cụ thể gồm:

  • Làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy: Phương pháp này sử dụng chất làm lạnh như nước để làm ngưng sự cháy bằng cách hạ nhiệt độ vùng cháy. Thực hiện bằng cách xoáy một lớp chất làm lạnh xung quanh đám cháy để cản trở sự lan rộng của lửa.
  • Cách ly các chất phản ứng với vùng cháy: Phương pháp này có sử dụng chất cách ly ngăn giữa nguồn oxi và chất cháy. Hành động này sẽ ngăn chặn tương tác giữa các chất phản ứng, làm giảm khả năng cháy.
  • Giảm nồng độ các chất phản ứng: Phương pháp sử dụng chất chống cháy để hấp thụ hoặc giảm nồng độ oxi quanh khu vực cháy. Hành động này sẽ loại bỏ một trong các yếu tố cần thiết cho phản ứng cháy, làm giảm khả năng lan rộng của lửa. Chất thường xuyên được sử dụng là bột Caco3.
  • Kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy: Phương pháp sử dụng chất chống cháy có khả năng ức chế hoá học phản ứng. Từ đó tạo ra một lớp chất ức chế để kiểm soát và ngăn chặn tốc độ phản ứng cháy.

Lựa chọn phương pháp phòng cháy chữa cháy thích hợp cần phụ thuộc vào loại chất cháy và điều kiện xung quanh. Việc sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc có thể làm tăng khả năng kiểm soát và làm ngưng sự cháy hiệu quả.

Tập huấn chữa cháy bằng bình chữa cháy tại một cơ sở
Phương pháp chữa cháy bằng cách cách ly các chất

Trên đây là những hướng dẫn quy trình tổ chức chữa cháy đảm bảo an toàn môi trường làm việc ở cơ sở sản xuất và kho hàng. MECI hy vọng những nội dung trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về PCCC.

Câu hỏi thường gặp

Những nguyên tắc PCCC phải ghi nhớ là gì?

Nguyên tắc PCCC bao gồm huy động nhanh, báo động chính xác, sử dụng thiết bị chữa cháy đúng cách, thoát hiểm an toàn, và thực hiện ứng phó khẩn cấp hiệu quả.

Phương pháp phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Phương pháp phòng cháy chữa cháy bao gồm làm lạnh, cách ly, giảm nồng độ, và ức chế (kìm hãm) hoá học phản ứng cháy.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top