Ảnh bìa bài viết Quy trình thi công sơn epoxy lăn

3 bước quy trình thi công sơn epoxy lăn đúng cách

Rate this post

Sơn epoxy lăn được sử dụng trên các bề mặt như bê tông, kim loại, gỗ, bảo vệ và trang trí cho các bề mặt sàn nhà, nhà xưởng, nhà kho, cầu đường, bể bơi… Loại sơn này giúp đảm bảo chất lượng, độ bền của sàn. Vì là loại sơn chuyên dụng đặc biệt nên việc thực hiện sơn epoxy lăn cần đòi hỏi thao tác thi công chuẩn. Hãy cùng MECI khám phá quy trình thi công sơn epoxy lăn chuẩn nhất.

Giới thiệu về sơn epoxy lăn

Sơn epoxy lăn là loại sơn được pha trộn từ các hợp chất epoxy và các thành phần khác để tạo ra một loại sơn có tính năng chống mài mòn và chịu được các chất hóa học. Loại sơn này thường được sử dụng để bảo vệ và trang trí cho các bề mặt như bê tông, kim loại, gỗ, v.v. Sơn epoxy lăn được áp dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các bề mặt sàn, cầu đường, bể bơi, v.v.

Mặt sàn nhà xưởng được sơn epoxy màu xanh lá
Quy trình thi công sơn epoxy lăn cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, độ bền và thẩm mỹ cao

Sơn epoxy lăn có nhiều ưu điểm bao gồm độ bóng cao, tính bền, có độ bám dính tốt, không thấm nước, chống trơn trượt, chống mài mòn và chịu được các chất hóa học. Điều này giúp cho sơn epoxy lăn được sử dụng để tạo ra các bề mặt sáng bóng, mịn màng và đẹp mắt, cũng như bảo vệ các bề mặt khỏi các tác động của môi trường.

Sơn epoxy lăn cần được chuẩn bị như thế nào?

Quá trình sơn thường được thực hiện bằng cách sử dụng rulo chuyên dụng để đánh bóng lên bề mặt, tạo ra một lớp phủ đồng đều và mịn màng. Ngoài ra, sơn epoxy lăn cũng có thể được phun sơn hoặc thảm trải. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật, sơn epoxy lăn có thể được pha trộn với các hạt phủ để tạo ra một bề mặt sần hoặc chống trơn trượt.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, quá trình thi công sơn epoxy lăn cần phải được thực hiện đúng cách bởi những người có kinh nghiệm. Nếu không, thành phẩm cuối cùng có thể bị gãy, bong tróc, và không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Trước khi thi công lăn sơn epoxy cần chuẩn bị những yếu tố sau đây:

  • Chuẩn bị bề mặt sàn bằng cách vệ sinh sạch sẽ, xử lý bề mặt bằng phẳng, loại bỏ rác và bụi, khe nứt trên bề mặt… Mặt sàn càng sạch và nhẵn thì sơn bám càng đều và mịn.
  • Kiểm tra độ mác của bê tông, yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới sự hao hụt của sơn trong quá trình thực hiện.
  • Kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ môi trường nếu độ ẩm dưới 10% thì đạt yêu cầu, nếu lớn hơn 10% thì cần thực hiện thêm các công đoạn xử lý khác. Tốt nhất nên tiến hành lăn sơn trong điều kiện nhiệt độ thường, khô thoáng.
  • Tìm kiếm các địa chỉ cung cấp sơn uy tín, loại sơn phù hợp và có định mức đáp ứng được yêu cầu của sản bê tông. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng cần chuẩn bị các loại máy móc để tiến hành sơn phủ, bao gồm: Máy mài công nghiệp loại lớn, máy hút bụi cỡ lớn, máy mài bằng tay, máy trộn sơn,…
Một người thợ đang dùng máy mài công nghiệp để xử lý bề mặt để tiến hành quy trình sơn epoxy lăn
Sơn lót bề mặt là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sơn epoxy lăn

Quy trình thi công sơn epoxy bao gồm những bước nào?

Quy trình thi công sơn epoxy lăn chống thấm có thể khá phức tạp và tùy thuộc vào loại sơn, bề mặt cần sơn và yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một quy trình tổng quát để thực hiện quy trình sơn epoxy hệ lăn:

Bước 1: Thực hiện tiền xử lý bề mặt

Tiền xử lý bề mặt bao gồm các công đoạn như mài nhám và chân bám giúp sẽ giúp lớp sơn bám vào nền tốt hơn, giúp việc liên kết và bám dính hiệu quả, bền bỉ hơn. Đặc biệt, bước mài nền cũng sẽ giúp loại bỏ toàn bộ các dị vật có trên nền bê tông.

Sau khi mài nền bê tông, bạn cần loại bỏ các loại bụi bẩn, vết nhám bằng máy vệ sinh công nghiệp. Trong quá trình thi công sàn bê tông, chắc chắn không thể tránh khỏi các vị trí lồi lõm, khuyết tật, các khe nứt,… Vì thế cần phải xử lý các vấn đề trước khi sơn. Điều này giúp tăng độ bám dính và độ bền của sơn epoxy lăn.

Bước 2: Pha trộn sơn epoxy lăn

Sơn lót epoxy là lớp sơn xâm nhập bề mặt sàn giúp tạo kết nối giữa sàn bê tông và lớp sơn epoxy phía trên. Cách trộn sơn lót epoxy:

  • Khuấy đều thành phần A
  • Đổ từ từ thành phần B vào thành phần A và trộn thêm 2-3 phút cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
  • Đối với số lượng nhỏ, lưu ý tỉ lệ trộn trên nhãn sản phẩm, quá trình trộn diễn ra tại nơi có không gian rộng, thoáng, sạch sẽ.
  • Trộn đều 2 thành phần A và B của sơn sàn epoxy và lăn đều tay.

Sơn epoxy lăn được pha trộn bằng cách kết hợp các thành phần sơn theo tỷ lệ và thời gian trộn cụ thể. Cách pha trộn như sau:

  • Nên sử dụng máy trộn chuyên dụng với tốc độ khoảng 600 rpm với thanh trộn chuyên dụng. Đổ sơn epoxy vào máy khuấy trộn. Nếu cần, thêm chất đóng rắn theo tỷ lệ được chỉ định trên hướng dẫn sử dụng.
  • Sử dụng máy trộn sơn để trộn đều sơn và chất đóng rắn (nếu có). Thời gian trộn thường từ 3 đến 5 phút, kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng sơn và chất đóng rắn đã được pha trộn đều.
  • Không trộn quá lâu để tránh bọt khí trong quá trình trộn vật liệu

Lưu ý: vật liệu đã trộn phải sử dụng ngay và một lần, không được đóng lại sử dụng cho lần sau.

Bước 3: Thực hiện sơn

Loại bỏ hết bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt sàn trước khi thi công. Khi sơn sẽ chia thành 2 giai đoạn, đó là sơn lót và sơn phủ. Lớp sơn lót sẽ được thực hiện trước để che đi các lỗi, khuyết tật có trên bề mặt sàn bê tông. Với bề mặt bê tông, người thi công nên thực hiện sơn 2 lớp lót để đảm bảo sự liên kết và khả năng bám dính với bề mặt.

Sau khi sơn các lớp sơn lót thành công, tiếp tục sử dụng máy đánh nhám để làm sạch các hạt cát li ti ở phía trên mặt sàn. Đây là bước quan trọng giúp bạn có được bề mặt sơn mịn và bền nhất.

Một thợ đang thi công sơn epoxy lăn cho nền nhà xưởng
Muốn bề mặt sàn sau thi công sơn epoxy lăn nhẵn bóng, bền bỉ và thẩm mỹ đòi hỏi quy trình thi công sơn epoxy lăn đúng kỹ thuật

Sau đó, tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy, bạn sẽ thực hiện sơn lớp phủ phía trên sơn lót sau khi được làm sạch. Quy trình thi công sơn epoxy lăn thường sử dụng rulo chuyên dụng để thực hiện. Người thực hiện cần tiến hành lăn đều tay, cẩn thận và thực hiện đúng theo định mức được đưa ra bởi nhà sản xuất. Đây là lớp hoàn thiện nên cần được thi công bởi những người thợ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Cần lưu ý gì trong quy trình thi công sơn epoxy lăn?

Việc thi công sơn epoxy lăn đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo độ bám dính, độ bền và độ đẹp của sơn. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi thi công sơn epoxy lăn:

  • Chất lượng mặt sàn bê tông ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mặt sơn sàn hoàn thiện. Vì vậy, trước khi thi công đòi hỏi quá trình xử lý phải thật cẩn thận, kỹ càng.
  • Nếu nhà xưởng chỉ dành cho hoạt động đi lại bình thường của công nhân hoặc thiết bị di chuyển tải trong nhẹ, chủ đầu tư chỉ cần lựa chọn phương án thi công sơn lăn thông thường với mức giá thấp. Trường hợp một số nhà xưởng yêu cầu chịu được tải trọng từ 5-7 tấn hoặc cao hơn, cần tăng cường độ dày của lớp sơn hoặc phương án thi công sơn tự san phẳng có mức chi phí cao hơn.

Tóm lại, quy trình thi công sơn epoxy lăn hay quy trình sơn epoxy nền nhà xưởng rất phức tạp đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau và cần được thực hiện bởi người có kinh nghiệm và hiểu biết về quy trình thi công sơn epoxy lăn.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Lên đầu trang
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile