Các dụng cụ tính lợi nhuận chưa phân phối là gì.

Lợi nhuận chưa phân phối là gì? Cách tính chi tiết

Rate this post

Khi tìm hiểu về quy định kế toán, chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ lợi nhuận chưa phân phối. Vậy lợi nhuận chưa phân phối là gì? Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lợi nhuận chưa phân phối là gì?

Lợi nhuận chưa phân phối hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là thuật ngữ sử dụng để phản ánh kết quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp về việc lãi hay lỗ sau khi đã tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận của công ty hoặc tình trạng thực tế việc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

Việc phân chia lợi nhuận của công ty phải dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc phân chia này phải đảm bảo sự công khai, rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Lợi nhuận chưa phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tài khoản 421.

>> Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính của một doanh nghiệp chỉ với 3 bước.

Kết cấu tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.

Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.

Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.

Nội dung phản ánh của tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của bên nợ và bên có
Kết cấu tài khoản 421 là gì?

Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện. Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước”.
  • Tài khoản 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ năm nay.
Tài khoản cấp 2 của tài khoản 421 và nội dung phản ánh các kết quả hoạt đọng kinh doanh
Tài khoản 421 cấp 2

Cách tính của lợi nhuận chưa phân phối là gì?

Lợi nhuận chưa phân phối được chia dựa trên kết cấu ᴠà nội dung phản ánh dưới đây:

  • Bên Nợ: thể hiện thông tin ᴠề ѕố lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trích lập quỹ của doanh nghiệp, chia lợi nhuận cho chủ ѕở hữu doanh nghiệp, bổ ѕung ᴠốn đầu tư.
  • Bên Có: thể hiện thông tin về ѕố lợi nhuận mà hoạt động sản xuất, kinh doanh có được thực tế, thông tin ѕố lỗ được bù, ᴠiệc хử lý lỗ trong quá trình hoạt động, kinh doanh.

Tài khoản 421 thể hiện theo có ѕố dư Nợ hoặc theo ѕố dư Có.

Trong đó, số dư bên Nợ được hiểu là số lỗ hoạt động kinh doanh chưa được xử lý. Số dư bên Có được hiểu là số lợi nhuận ѕau thuế chưa được phân phối hoặc chưa được doanh nghiệp ѕử dụng.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển lợi nhuận:

Nếu lãi:

  • Nợ TK 911: Bên Có TK 911 > bên Nợ TK 911
  • Có TK 4212: Lợi nhuận năm nay (lãi)

Nếu lỗ:

  • Nợ TK 421: Lợi nhuận năm nay (lỗ)
  • Có TK 911: Bên Có TK 911 < bên Nợ TK 911

Trong năm tài chính, khi tạm phân phối lợi nhuận:

  • Nợ TK 4212
  • Có TK 111, 112, 3388: Chia hoặc thông báo chia cổ tức, lãi cho các bên góp vốn
  • Có TK 414, 415, 353…: Phân phối lợi nhuận vào các quỹ và các nguồn vốn

Cuối năm tài chính, số lợi nhuận còn chưa phân phối, kết chuyển:

  • Nợ TK 4212
  • Có TK 4211

Sang đầu năm tài chính sau, khi quyết toán lợi nhuận năm trước:

Nếu số lợi nhuận đã tạm phân phối trong năm tài chính < số thực tế phải phân phối, thì tiếp tục phân phối số thiếu:

  • Nợ TK 4211: Phân phối thêm phần chênh lệch
  • Có TK 111, 112, 3388: Chia hoặc thông báo chia cổ tức, lãi cho các bên góp vốn
  • Có TK 414, 415, 353…: Phân phối lợi nhuận vào các quỹ và các nguồn vốn

Sang đầu năm tài chính sau, khi quyết toán lợi nhuận năm trước:

Nếu số lợi nhuận đã tạm phân phối trong năm tài chính > số thực tế phải phân phối, thì hoàn lại số đã phân phối thừa:

  • Nợ TK 111, 112, 3388: Hoàn nhập lại cổ tức, lãi đã phân phối cho các bên góp vốn
  • Nợ TK 414, 415, 353…: Hoàn nhập lại số lợi nhuận đã phân phối vào các quỹ và các nguồn vốn
  • Có TK 4211: Hoàn nhập phần chênh lệch
Các bước tính lợi nhuận chưa phân phối tại các tài khoản: 111, 112, 338; 421; 921,…
Kế toán lợi nhuận sau phân phối

Ví dụ về cách tính lợi nhuận chưa phân phối

Công ty cổ phần A có lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính 2021 là 20.000 triệu đồng. Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên tháng 5/2022, Đại hội đồng cổ đông đã quyết định về việc phân phối lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2021 như sau:

  • Trích quỹ đầu tư phát triển: 8.000 triệu đồng
  • Trích quỹ khen thưởng: 1.200 triệu đồng
  • Trích quỹ phúc lợi: 800 triệu đồng
  • Chi trả cổ tức cho cổ đông: 10.000 triệu đồng

Theo sổ đăng ký cổ đông của công ty tại ngày chốt danh sách chi trả cổ tức, công ty cổ phần A gồm 5 cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần như sau:

Cổ đôngTỉ lệ cổ phần sở hữu
Cổ đông (1): doanh nghiệp B30% cổ phần
Cổ đông (2): cá nhân C15% cổ phần
Cổ đông (3): cá nhân D25% cổ phần
Cổ đông (4): công ty E20% cổ phần
Cổ đông (5): cá nhân F10% cổ phần
Bảng tỉ lệ cổ phần sở hữu của cổ đông

Xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan tới phân chia lợi nhuận sau thuế như sau:

Ngày 01/01/2022: Kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 20.000 triệu đồng 

Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: 20.000 triệu đồng

Thực hiện nghị quyết của kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, kế toán hạch toán như sau:

  • Trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng:
    • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: 10.000 triệu đồng
    • Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển: 8.000 triệu đồng
    • Có TK 3531 – Quỹ khen thưởng: 1.200 triệu đồng
    • Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi : 800 triệu đồng
    • Chi trả cổ tức cho các cổ đông: 

Kế toán xác định mức khấu trừ thuế TNCN đối với các cổ đông cá nhân trước khi chi trả cổ tức. Số tiền chi trả, khấu trừ thuế TNCN, số tiền thực nhận đối với từng cổ đông như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STTCổ đôngTỷ lệ sở hữuCổ tức được chi trảKhấu trừ thuế TNCNCổ tức thực nhận
1Cổ đông (1)30%3.000  03.000
2Cổ đông (2)15%1.500  751.425
3Cổ đông (3)25%2.5001252.375
4Cổ đông (4)20%2.000    02.000
5Cổ đông (5)10%1.000  50  950
Cộng100%10.0002509.750
Bảng tỉ lệ cổ phần sở hữu của cổ đông

Hạch toán chi trả cổ tức cho các cổ đông, tại thời điểm có quyết định chi trả: 

  • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước : 10.000 triệu đồng
  • Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: 250 triệu đồng
  • Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác: 9.750 triệu đồng 

Lợi nhuận chưa phân phối dùng để làm gì?

Lợi ích lợi nhuận chưa phân phối là gì? Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu nhận được thực tiễn của doanh nghiệp trừ đi những khoản ngân sách để làm ra loại sản phẩm gồm có thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế càng cao thì chứng tỏ tình hình hoạt động công ty càng tốt, mang lại nhiều giá trị, lợi nhuận cho các cổ đông.

Về phân chia lợi nhuận

Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nội dung phân phối lợi nhuận theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Sử dụng đầu tư, tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Giá trị sử dụng thường căn cứ vào phương án đầu tư, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; do các chủ sở hữu công ty quyết định. Với những phương án đầu tư lớn, đôi khi giá trị lợi nhuận sử dụng có thể dao động từ 50% tới 90% lợi nhuận chưa phân phối.
  • Trích lập các quỹ (quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi …): Mức trích lập thường theo một tỷ lệ nhất định được thể hiện tại Điều lệ công ty hoặc Quy chế quản lý tài chính của công ty. Tỷ lệ trích lập các quỹ có thể ở mức 5-10% hoặc lớn hơn tùy theo quy định của công ty và quy định pháp luật hiện hành. 
  • Phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn hoặc chia cổ tức cho các cổ đông: 
    • Thông thường phần giá trị lợi nhuận chưa phân phối còn lại sau khi đã thực hiện các nội dung phân phối lợi nhuận nói trên sẽ được sử dụng để chia cho các thành viên góp vốn hoặc chia lãi (cổ tức) cho các cổ đông. 
    • Khi phân phối lợi nhuận, doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng các khoản mục phi tiền tệ trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp, như: Khoản lãi do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn; do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ; do đánh giá lại các công cụ tài chính; Các khoản mục phi tiền tệ khác,…

Lưu ý, khoản cổ tức ưu đãi phải trả cần được loại ra theo bản chất của cổ phiếu ưu đãi và nguyên tắc:

  • Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả: không ghi nhận cổ tức phải trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
  • Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu: khoản cổ tức ưu đãi phải trả được xử lý kế toán tương tự như việc trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông.

Việc ghi nhận, hạch toán các nội dung lợi nhuận chưa phân phối là gì? Cần được thực hiện theo các bút toán như đã trình bày tại mục 2c – Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 421.

>> Báo cáo tài chính là gì? 3 điểm cực quan trọng cần lưu ý trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Việc sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là quyết định của các chủ sở doanh nghiệp (người góp vốn trong công ty TNHH, các cổ đông trong công ty cổ phần,…). Vì vậy, hồ sơ bắt buộc phải có khi sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là các nghị quyết, quyết định của các chủ sở doanh nghiệp như nghị quyết của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH; nghị quyết kỳ họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Về xử lý lỗ

Hệ thống quản trị nội bộ của doanh nghiệp cần theo dõi số lỗ tính thuế và số lỗ không tính thuế, trong đó:

Khái niệm khoản lỗ tính thuế, khoản lỗ không tính thuế
Xử lý lỗ là gì?

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp, là một trong những chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán được người đọc báo cáo tài chính, đặc biệt là người góp vốn, cổ đông đặc biệt quan tâm. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý, hiểu đúng bản chất, cách hạch toán và xử lý kế toán, thuế đối với các nghiệp vụ liên quan.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top