Trong quá trình sản xuất và vận hành các thiết bị, thì việc sinh ra khí nóng, bụi bẩn hay khí độc là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, để có thể tạo được môi trường làm việc trong lành cho người lao động, thì việc lắp quạt thông gió là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để có thể tính toán và lắp đặt quạt thông gió công nghiệp cho phù hợp là bài toán cần phải giải quyết. Bài viết này MECI xin gửi đến bạn các kinh nghiệm cũng như lưu ý trong việc chọn và lắp đặt quạt gió công nghiệp.
Mục lục
Nên hay không nên lắp đặt quạt thông gió công nghiệp?
Môi trường làm việc của công nhân có thể trở nên nóng bức và ngột ngạt bởi các bụi bẩn sinh ra trong quá trình làm vận hành của máy móc. Do đó, lắp đặt quạt thông gió công nghiệp trong nhà xưởng để trao đổi không khí và cung cấp gió tươi là điều cần thiết để đảm bảo sự trong lành của bầu không khí nhà xưởng.
Các bụi bẩn, khí thải công nghiệp thường nặng hơn không khí. Thế nên, để thông gió trong công nghiệp, các loại quạt sẽ thường được lắp đặt ở độ cao từ 2 – 2,5m so với mặt đất, nhằm tăng hiệu quả lưu thông, tuần hoàn không khí.
Quạt thông gió có thể được gắn ở trên tường hoặc mái nhà. Tùy theo thiết kế hệ thống thông gió công nghiệp, quy mô nhà xưởng hoặc loại hình tổ chức sản xuất mà doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng công nghiệp một cách phù hợp.
2. Làm sao để tính lưu lượng gió, số lượng quạt cần dùng?
Để đảm bảo được mục đích của thông gió công nghiệp là làm mát và cải thiện chất lượng không khí. Bạn cần lưu ý một số điều sau đây.
2.1. Công thức tính lưu lượng gió
Nhà xưởng cần được cung cấp gió đều đặn và liên tục, đáp ứng đủ lượng gió cần thiết để làm mát và lọc sạch không gian bên trong. Tại mỗi nơi khác nhau của nhà xưởng, nhu cầu về lưu lượng gió và mức độ tuần hoàn không khí là khác nhau, dẫn đến số lần cần thay đổi luồng không khí trong một giờ là khác nhau. Chính vì vậy, cần có sự tính toán tùy vào mỗi khu vực để đưa ra được giải pháp lắp đặt thông gió nhà xưởng phù hợp.
Ví dụ: nơi làm việc của công nhân tập trung nhiều người, số lần thay đổi không khí trên 1 giờ sẽ rơi vào khoảng 30 – 40 lần/giờ. Trong khi đó, các xưởng cơ khí hoặc nơi vận hành nhiều máy móc, dây chuyền,… tỏa nhiều nhiệt làm không khí trở nên nóng hơn nên số lần thay đổi không khí mỗi giờ sẽ tăng cao hơn vào khoảng từ 40 – 60 lần/giờ.
Tổng lưu lượng gió cần thiết được xác định bởi công thức:
Tg = X*T (m3)
Trong đó:
- Tg: Tổng lưu lượng gió cần thiết;
- X: Số lần thay đổi không khí trong một giờ;
- T: Thể tích của nhà xưởng = dài * rộng * cao (dvt: m).
Với những tính toán lưu lượng gió cần thiết sẽ giúp cho việc thiết kế bản vẽ hệ thống thông gió trong nhà xưởng dễ dàng, chuẩn chỉ hơn.
2.2. Công thức tính số lượng quạt cần dùng
Sau khi đã xác định được lưu lượng gió cần thiết để làm mát nhà xưởng. Ta có thể ước tính được số lượng quạt cần lắp đặt thông gió nhà xưởng theo công thức:
N = Tg/Q
Trong đó:
- N: Số quạt máy cần lắp đặt để thông gió nhà xưởng;
- Tg: Tổng lưu lượng gió cần thiết;
- Q: Lưu lượng gió mà quạt có thể cung cấp mỗi giờ;
Cách lựa chọn lắp đặt loại quạt thông gió công nghiệp phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những dạng quạt thông gió công nghiệp có thể lắp đặt cho nhà xưởng, nhà kho, nhà máy… Tùy vào thiết kế mà mỗi loại quạt sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
3.1. Quạt thông gió hình vuông
Quạt thông gió hình vuông thường được sử dụng để thông lọc không khí và làm mát tại các khu nhà xưởng, nhà sản xuất, các khu xí nghiệp,… Ưu điểm là công suất lớn, kích thước đa dạng, dễ lắp đặt và hoạt động bền bỉ.
Quạt thông gió hình vuông được sản xuất theo nhiều loại khác nhau về kiểu dáng lẫn kích thước cho các nhu cầu sử dụng tại những không gian riêng biệt.
3.2. Quạt thông gió hình tròn
Đây cũng là một trong những loại quạt thường xuyên sử dụng để lắp đặt thông gió nhà xưởng công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Quạt thông gió hình tròn có cánh quạt uốn cong, hoạt động ít gây tiếng ồn, khả năng hút mùi, khí bẩn tốt… nên thường được sử dụng để thông khí tại các nhà xưởng hoặc kho sản xuất.
Cũng giống như loại hình vuông, quạt thông gió hình tròn có kết cấu tiện lợi, dễ lắp đặt sử dụng cũng như bảo trì, bảo dưỡng.
3.3. Quạt thông gió mái nhà
Quạt thông gió mái nhà được lắp đặt thông gió công nghiệp nhà xưởng ở phía trên trần nên còn được gọi là quạt thông gió gắn trần.
Quạt thông gió mái nhà có công suất lớn, có thể hút đi các khí bẩn, khí nóng và thông gió nhà xưởng hiệu quả. Quạt thông gió mái nhà thường được sử dụng tại các nhà xưởng lớn có không gian rộng hoặc các gian xưởng trung tâm, không tiếp giáp trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Quạt thông gió công nghiệp được sản xuất với nhiều loại hình, kích cỡ và công suất hoạt động khác nhau. Doanh nghiệp có thể chọn quạt thông gió với các chỉ tiêu như loại quạt, kích thước, công suất… dựa trên lưu lượng gió tươi mỗi giờ cần thiết đã được ước tính.
Đồng thời để sử dụng cách lắp quạt thông gió công nghiệp tiết kiệm và hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ theo thiết kế thông gió công nghiệp tại nhà xưởng cũng như những đặc điểm thực tế như: không gian, nhu cầu làm mát và thông gió…
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về việc lắp đặt quạt thông gió công nghiệp, cách tính lưu lượng gió để lắp đặt số quạt thông gió cần thiết. MECI mong rằng quý doanh nghiệp có thể chọn được loại quạt thông gió công nghiệp phù hợp với nhà xưởng của mình.
Nguồn: sumitech.vn/xay-dung/thong-gio-nha-xuong/cach-lap-quat-thong-gio-cong-nghiep.