Để vận chuyển hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả thì các doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng băng tải cao su. Vậy băng tải cao su là gì? Có mấy loại băng tải cao su trong công nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Khái niệm băng tải cao su
Băng tải cao su là một loại băng tải di chuyển liên tục để vận chuyển các vật liệu hoặc kiện hàng từ nơi này qua nơi khác. Đây là một dải băng được làm bằng các chất dẻo dai.
Băng tải cao su có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau, từ các hợp chất cao su, da cho đến urethane và PVC đến lưới thép.
Loại băng tải này rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Dùng để vận chuyển và xử lý vật liệu từ điểm này đến điểm khác.
Băng tải cũng được sử dụng trong các công ty thực phẩm và đồ uống, lắp ráp ô tô và lốp xe, điện tử, dược phẩm và y tế, in ấn, phân loại thư, thuốc lá và bao bì.
2. Cấu tạo chi tiết băng tải cao su
Một vài chất liệu được sử dụng để làm băng tải cao su là:
- Cao su tự nhiên
- Cao su neoprene
- Cao su nitrile (NBR)
- Ethylene Propylene diene Monome (EPM, EPDM)
- Cao su butyl (IIR)
- Cao su silicon (SiR)
Một băng tải sẽ được cấu tạo từ 2 phần chính:
2.1. Lớp lõi băng
Lớp lõi băng có 2 loại:
- Lớp bố vải chịu kéo được tạo từ những sợi polyester tổng hợp (hay lớp bố EP) có độ bền cao và là phần chịu kéo chính của băng tải.
- Lớp lõi thép làm nên đặc tính cơ cho sản phẩm, nó có độ bền kéo và độ dãn dài. Loại lõi thép được sử dụng trong băng tải chủ yếu là: lưới dệt và lưới thép.
2.2. Lớp cao su
Là lớp chịu mài mòn phủ bên ngoài để bảo vệ lõi băng tải tránh tác động của môi trường bên ngoài và các nhân tố cơ học xung quanh gây hư hỏng và các đặc tính của băng tải.
Để đảm bảo tính an toàn cho băng và thời gian sử dụng dưới điều kiện làm việc khắc nghiệt, tất cả các lớp cao su bao phủ phải được khử tĩnh điện và khử ozone…
- Phần cao su trên
Phần này thông thường có độ dày cao hơn và có cấu tạo tốt hơn so với lớp cao su dưới (MPA cao hơn, chịu mài mòn tốt hơn).
Độ dày từ 3mm trở lên dùng để lắp lên trên tiếp xúc với vật liệu.
- Phần cao su dưới
Phần cao su dưới sẽ mỏng hơn, thường chỉ từ 1.5 – 2mm. Dùng để lắp xuống dưới để tiếp xúc với con lăn, quả lô.
3. Nguyên lý làm việc của hệ thống băng tải cao su
Khi động cơ điện hoạt động tạo ra chuyển động truyền đến hộp số giảm tốc đi đến tang chủ động băng tải làm tang quay.
Sau đó lực ma sát giữa 2 loại vật này làm băng tải quay theo. Qua phễu cấp liệu thì vật liệu di chuyển vào băng tải đến nơi nhận vật liệu.
Lúc này con lăn đỡ dây băng tải hệ thống trên nhánh có tải và không tải. Cuối cùng là thiết bị căng băng giúp băng tải không bị trùng trong lúc vận hành.
Băng tải cao su được dùng nhiều trong vận chuyển vật liệu rời hoặc các vật phẩm thành kiện trong sản xuất, công nghiệp. Do đó mà thiết bị này được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như:
- Sản xuất than đá và vận chuyển than đá.
- Vận chuyển xi măng, đất đá,…
- Ứng dụng trong các ngành công nghiệp nước giải khát, hóa chất, chè, thực phẩm, cà phê,…
4. Các thông số kỹ thuật của băng tải cao su
Chiều dài băng tải: 2000 – 12000 mm
Chiều rộng băng tải: 500 – 1000 mm
Chiều cao băng tải: tùy điều chỉnh
Vật liệu khung băng tải: khung thép bề mặt sơn tĩnh điện.
Góc nghiêng băng tải: từ 0 – 26 độ.
Con lăn: thép, inox, con lăn bọc cao su,…
Tốc độ: điều chỉnh phù hợp với công suất băng tải 5 – 30 (m/phút)
Dây băng tải: dây cao su NN, EP,… chịu lực.
Bộ điều khiển: biến tần, nút dừng khẩn cấp, nút nhấn ON/OFF,…
5. Phân loại băng tải cao su trong công nghiệp
5.1. Tìm hiểu băng tải cao su bố vải
5.1.1. Cấu trúc vải
Sợi vải là Polyester với khả năng chống nước cao, không co lại, chống nhăn và chống kéo dãn. Độ dày dao động từ 0.6 – 1.7mm, bền với điều kiện môi trường tự nhiên.
Số lớp vải bố sẽ từ 2 đến 6 lớp, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng. Các trường hợp đặc biệt khi dây truyền tải trong điều kiện khắc nghiệt, hay vật liệu tải nặng có thể dùng tới 7 hoặc 8 lớp bố vải.
Tương ứng với mỗi lớp bố vải là hệ số cường lực (N/mm) cũng khác nhau. Đây là khả năng chịu lực của dây băng tải. Băng tải có độ chịu tải càng cao và càng nhiều số lớp bố thì hệ số cường lực càng cao.
5.1.2. Đặc điểm nổi bật của băng tải cao su bố vải
Băng tải cao su vải bố giải quyết tốt cho những dây chuyền tải có độ dốc > 10%. Với độ dốc thông thường băng tải cao su vải bố đã xử lý hiệu quả cho quá trình truyền tải. Nhưng riêng với các dây truyền có độ dốc >10% thì băng tải cao su bố là giải pháp hiệu quả nhất.
Độ dãn của băng tải bố thấp < 4% vì vậy bề mặt cao su sẽ không bị rạn nứt. Tránh được các hiện tượng thẩm thấu, ảnh hưởng đến tuổi thọ băng tải.
5.2. Tìm hiểu băng tải cao su chịu nhiệt
5.2.1. Cấu tạo
- Dây băng tải bằng cao su chịu nhiệt
- Bề mặt băng bằng loại cao su EPDM
- Con lăn đỡ: Thường bằng thép mạ kẽm hoặc Inox, đường kính 32mm, 38mm, 50mm, 60mm
- Cơ cấu truyền động: Truyền động bằng nhông xích hoặc đai.
- Rulo kéo: Thường bằng thép mạ kẽm, Inox, đường kính 89mm, 102mm, 133mm
- Động cơ kéo: Là động cơ giảm tốc, công xuất từ 0.4KW đến 3.2KW
5.2.2. Có những loại băng tải cao su chịu nhiệt nào?
Có 4 loại chính bao gồm:
- Loại 1: có thể chịu được nhiệt độ từ 100 ℃ đến 150 ℃
- Loại 2: có thể chịu được nhiệt độ từ 125 ℃ đến 170 ℃
- Loại 3: có thể chịu được nhiệt độ 150 ℃ đến không quá 200 ℃
- Loại 4: có thể chịu được nhiệt độ từ 175 ℃, trong giới hạn nhiệt độ hoạt động cao nhất là 230 ℃.
5.2.3. Ứng dụng của băng tải cao su chịu nhiệt
Băng tải cao su chịu nhiệt được lắp đặt ở mọi địa hình, và mọi khoảng cách. Thích hợp với mọi cơ sở sản xuất như: quy mô vừa và nhỏ, hay các công trình lớn, việc sử dụng loại băng tải cao su chịu nhiệt này sẽ giúp tiết kiệm sức lao động, nhân công, giảm thời gian vận chuyển và tăng hiệu quả rõ rệt.
Trên đây là những thông tin tổng quan về băng tải cao su trong công nghiệp. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về băng tải cao su để vận dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
Nguồn: thuannhat.com.vn/bang-tai-cao-su-la-gi-tim-hieu-bang-tai-cao-su/