Ảnh bìa bài viết Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? 5 cách tối ưu

Rate this post

Tăng doanh thu, giảm chi phí là bài toán mà bất kỳ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng phải giải quyết tối ưu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp. Bạn là chủ doanh nghiệp, những người mới bắt đầu kinh doanh cần biết chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Gồm những khoản nào để tối ưu? Bài viết này, MECI sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn cụ thể về khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp, những lưu ý và cách tối ưu chi phí này. Cùng tìm hiểu nhé!

Tổng quan về chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp được tính bằng tổng các chi phí dùng để quản lý, điều hành để doanh nghiệp hoạt động bình thường. Các chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành doanh nghiệp,…

Trên bàn có báo cáo doanh thu, báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, máy tính và tiền
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí mà nhà quản lý quan tâm

Vì sao nên quản lý chi phí doanh nghiệp?

Chi phí doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, quản lý chi phí doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng. Để doanh nghiệp vận hành trơn tru, minh bạch, khâu quản lý chi phí doanh nghiệp cần rõ ràng. Qua đó, các nhà quản lý cũng dễ dàng theo dõi, kiểm soát để tối ưu lợi nhuận hơn.

Quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp:

  • Nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở để kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty
  • Các cấp lãnh đạo của công ty có thể dựa vào chi phí doanh nghiệp để đưa ra chiến lược lâu dài: đầu tư, tiết kiệm hay cắt giảm chi phí,…
  • Nhân viên có ý thức hơn trong việc tiết kiệm tài nguyên chung của công ty để tối ưu chi phí
  • Dễ dàng tính được lợi nhuận và định giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những khoản chi nào?

Theo quy định thường thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ gồm những khoản chi như sau:

  • Chi phí nhân sự: Đây là chi phí chi trả tiền lương cho nhân sự trong công ty, tất cả nhân sự mọi cấp bậc, kể cả lương cho giám đốc công ty. Ngoài lương còn có cả thưởng, phụ cấp, đào tạo, BHYT, BHXH,…
  • Chi phí mặt bằng: Chi phí mặt bằng văn phòng của công ty, được tính theo tháng hoặc theo năm.
  • Chi phí đồ dùng văn phòng: Đây là chi phí khi mua sắm trang thiết bị cho văn phòng: Mua mới hoặc mua bổ sung khi trang thiết bị bị hư hao. Bao gồm các vật dụng văn phòng phẩm, công cụ hỗ trợ làm việc, vật liệu sửa chữa tài sản,…
  • Chi phí Marketing: Đây là chi phí chi cho hoạt động truyền thông, marketing, branding, PR của công ty ví dụ như: quảng cáo mạng xã hội, đăng bài báo,…
  • Khấu hao tài sản cố định: Đây là chi phí khấu hao tài sản theo thời gian bị hao mòn, thất thoát: máy móc sản xuất, thiết bị làm việc, bàn ghế, văn phòng,…
  • Thuế và các khoản chi phí pháp lý khác: Các khoản thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài,…
  • Chi phí dự phòng: Đây là mức chi phí doanh nghiệp cần để ra để chi trả cho những khoản dự phòng trong tương lai như các khoản nợ khó thu hồi,… Chi phí dự phòng được ví như khoản bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Chi phí mua ngoài: Chi phí này bao gồm các khoản mua bên ngoài hỗ trợ cho việc kinh doanh, quản lý của công ty như tài liệu, bằng sáng chế, chi phí thuê tài sản cố định,…
  • Chi phí khác bằng tiền: Khoản chi này bao gồm phí chi cho nhân viên, phí đi dự hội nghị, vé xe, tàu, phí di chuyển,…
Rất nhiều xấp giấy tờ, hợp đồng của công ty được để trên bàn
Chi phí văn phòng như giấy in, mực in cũng là một khoản chi phí hằng tháng của doanh nghiệp

Cách đánh giá chi phí quản lý của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc đánh giá chi phí quản lý doanh nghiệp

Sau khi có được tổng chi phí của doanh nghiệp, làm sao để đánh giá chi phí này đã hợp lý, cân đối chưa? Chi phí doanh nghiệp sẽ rất nhiều khoản và khó kiểm soát. Để kiểm tra mức độ hợp lý, cân đối của chi phí doanh nghiệp nên dựa vào chi phí và doanh thu.

Chi phi doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Hai cán cân chi phí và doanh thu sẽ góp phần tạo nên bộ mặt tài chính cho doanh nghiệp. Nếu giảm mức chi phí, doanh thu sẽ tăng, từ đó góp phần nâng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Một người đang đếm tiền, bên cạnh là máy tính và giấy tờ
Đánh giá chi phí của doanh nghiệp hợp lý hay chưa là một hoạt động cần thiết

3 tiêu chí đánh giá tài chính doanh nghiệp

Dựa vào 3 tiêu chí đánh giá tài chính doanh nghiệp sau để đánh giá mức chi phí hiện tại của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ số này cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất ROA nên duy trì ở mức >=5%. Cách tính:

Tỷ suất lợi nhuận ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS): Đây là chỉ số cho biết một một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi thuế. Tỷ suất ROS>10% được đánh giá là mức tốt. Cách tính:

Tỷ suất lợi nhuận ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Đây là chỉ số cho biết mỗi một đồng chủ đầu tư đầu tư vào thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi thuế. Tỷ suất ROE trung bình >20% là tốt.

Tỷ suất lợi nhuận ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

5 cách tối ưu chi phí doanh nghiệp hiệu quả

Tối ưu hoạt động quản lý

Hoạt động quản lý sẽ tốn kém rất nhiều nguồn lực, thời gian và chi phí nếu không quản lý đúng cách. Không những nhân sự mà việc sản xuất, kinh doanh cũng cần được quản lý đúng cách, tối ưu. Cần xác định được mức độ cần thiết và quan trọng của từng hoạt động để làm theo quy trình. Lược bỏ bớt những hoạt động không cần thiết lại ảnh hưởng đến chi phí. Tối ưu quy trình làm việc rõ ràng, khoa học cũng góp phần nâng năng suất làm việc hiệu quả.

Áp dụng công nghệ hiện đại

Áp dụng công nghệ tân tiến, hiện đại trong dây chuyền sản xuất giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó các khâu quản lý dữ liệu, nhân sự, tài chính, marketing cũng nên áp dụng công nghệ để quản lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.

Chọn đối tác cung cấp tốt nhất

Việc lựa chọn làm việc với các nhà cung cấp cũng rất quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí lâu dài của công ty. Nếu chọn những nhà cung cấp chất lượng, làm việc uy tín sẽ giảm bớt những rủi ro không đáng có, gây tốn chi phí trong tương lai. Trước khi lựa chọn nhà cung cấp nên cân nhắc kỹ lưỡng xem những yêu cầu của công ty, nhà cung cấp đó có cung ứng được không rồi mới đi tới ký kết lâu dài.

Hai người đàn công đang ngồi đàm phán trên bàn
Một đối tác uy tín giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí không đáng có

Khuyến khích nhân sự cùng công ty tối ưu chi phí

Nhân sự là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp, từ ý thức làm việc đến giữ gìn tài sản chung. Do vậy, đội ngũ quản lý cần khuyến khích nhân sự cùng hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bằng cách nâng cao tinh thần, trách nhiệm làm việc hiệu quả, hiệu suất, hạn chế sử dụng hư hao tài sản chung. Những chi phí tiết kiệm này được dùng để khen thưởng cho từng cá nhân có biểu hiện tốt.

Giảm bớt chi phí văn phòng

Những chi phí văn phòng như giấy in, mực in, phí gửi thư từ tuy nhỏ nhặt nhưng hằng tháng, hằng năm góp lại lại thành con số rất lớn. Cho nên tinh giản từ những chi phí nhỏ nhất. Bằng cách hạn chế thư từ, trao đổi công việc online qua email, hệ thống. Tuy là những việc nhỏ nhưng sẽ góp phần tối ưu chi phí cho doanh nghiệp về lâu dài.

Với những chia sẻ bên trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chi phí quản lý doanh nghiệp là gì. Đồng thời bạn cũng biết cách đánh giá và tối ưu chi phí doanh nghiệp cho công ty của mình. Từ đó áp dụng vào quản lý chi phí công ty hiệu quả. Có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi bên dưới MECI sẽ giải đáp ngay bạn nhé!

Câu hỏi thường gặp

Có thể tối ưu chi phí Marketing cho doanh nghiệp không?

Marketing là chi phí quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu muốn cắt giảm chi phí marketing cần cân nhắc làm sao vẫn giữ được độ uy tín của thương hiệu, đảm bảo thương hiệu vẫn tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng những kênh quảng bá sản phẩm rẻ hơn, chẳng hạn như đặt bảng quảng cáo ngoài trời, sử dụng phần mềm marketing tự động,…

Cách xử lý đối với những sản phẩm tồn kho, lỗi để tiết kiệm chi phí?

Tìm cách khuyến mãi, tặng kèm hoặc loại bỏ các sản phẩm không bán chạy sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được phí lưu kho, phí quản lý, tiếp thị,… Để tập trung đẩy mạnh những sản phẩm mới mang lại doanh thu cho công ty

Làm sao để giảm bớt chi phí về nhân sự?

Chi phí cho nhân sự là một khoản chi không hề nhỏ mà mọi doanh nghiệp đều phải chấp nhận. Không thể cắt giảm phần lớn lương của nhân sự nếu vẫn duy trì cách làm việc hiện tại. Tùy theo tính chất công việc, nếu công ty có thể để nhân viên làm việc từ xa, điều này sẽ tiết kiệm chi phí tiền lương nhân viên bên cạnh đó còn cả chi phí văn phòng, khấu hao tài sản cố định,… Tuy nhiên cách làm việc từ xa này đòi hỏi lãnh đạo công ty cần thành thạo công nghệ, có cách quản lý hiệu suất làm việc của từng nhân sự.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile