Hoạt động đấu thầu tạo điều kiện cho các nhà thầu đẩy mạnh tiềm năng, nguồn vốn để có thể dễ dàng giành lấy cơ hội thắng thầu cao. Trong các hình thức đấu thầu hiện nay thì quy trình chỉ định thầu thông thường đang được sử dụng phổ biến. Những quy trình đó diễn ra như thế nào? Hãy cùng với MECI đi sâu vào tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đặc điểm của chỉ định thầu thông thường
Quy trình chỉ định thầu thông thường là hình thức lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà thầu sẽ thực hiện các công việc như mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp các dịch vụ tư vấn,… đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Hình thức chỉ định thầu có dạng là chỉ định thông thường và chỉ định rút gọn.
Đối với chỉ định thầu thông thường sẽ phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 thì mới được áp dụng. Ngoài ra, chỉ định thầu đối với nhà đầu tư khi chỉ có một nhà đầu tư đăng ký có đủ khả năng theo quy định của pháp luật thực hiện.
Bởi vì, những vấn đề này liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí mật thương mại và dự án của nhà đầu tư đề xuất. Những đề xuất này sẽ đáp ứng được yêu cầu, tính khả thi được thực hiện thông qua dự án.
Quy trình chỉ định thầu thông thường gồm những bước nào?
Quy trình chỉ định thầu thông thường có nhiều điểm khác biệt so với chỉ định thầu rút gọn. Quy trình thực hiện thông qua các bước dưới dây:
Tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn nhà thầu
Trước khi lựa chọn nhà thầu, cần phải tìm hiểu và chuẩn bị các hồ sơ liên quan cần thiết, sau đó, lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ này phải đáp ứng được các căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phải chứng minh được kinh nghiệm, năng lực, kỹ thuật để có thể tạo được niềm tin cho nhà thầu.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu của nhà đầu tư. Sau đó, nhà nước sẽ gửi đến nhà thầu hồ sơ yêu cầu để họ có thể chuẩn bị.
Xem xét hồ sơ đề xuất và thương lượng các đề xuất từ nhà thầu
Trong quá trình xem xét dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá quy định hiển thị trong hồ sơ yêu cầu để đánh giá hồ sơ đề xuất. Mặt khác, nhà đầu tư mời nhà thầu đến để thương lượng và làm rõ các nội dung trong hồ sơ đề xuất một cách minh bạch và rõ ràng.
Những điều kiện được xem xét như: hồ sơ đề xuất có tình hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu của hồ sơ, giá chỉ định không vượt xa dự toán gói thầu được duyệt. Nếu những điều kiện này được chấp thuận thì sẽ được đề nghị chỉ định thầu.
Trình bày, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn
Dựa trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, việc trình bày, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ – CP của Chính phủ.
Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Thông qua quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng đã được ký kết. Nhà thầu và nhà đầu tư tiến hành thực hiện dự án giống như thỏa thuận.
Thông qua những tư vấn của MECI về quy trình chỉ định thầu thông thường tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn nắm bắt được những đặc điểm và quy trình thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Nếu bạn muốn nhận được nhiều thông tin mới và hữu ích, hãy theo dõi MECI để được cập nhật ngay nhé!
Câu hỏi thường gặp
Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn khác nhau ở điểm nào?
Theo khoản 1 Điều 22 tại Luật Đấu thầu:
– Chỉ định thầu thông thường được áp dụng cho các gói tại điểm A (bí mật).
– Chỉ định thầu rút gọn áp dụng các gói tại điểm A nếu trong trường hợp không bí mật và điểm E trong mức giới hạn.
Hạn mức chỉ định thầu là bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu sẽ nằm trong khoảng 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn và 1 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp hàng hóa.