Khái niệm QA là gì? QC là gì? Bạn có biết QA và QC là viết tắc của từ gì? Hai khái niệm này rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Đừng lo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết và so sánh để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa QA – QC qua bài viết sau.
Mục lục
Khái niệm QA
QA (Quality Assurance) là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc giữa các bên liên quan.
QA có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuấ của công ty theo một chuẩn mực chất lượng.
Mục đích của việc đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, mang lại lợi nhuận cho công ty, hạn chế những chi phí thất thoát.
Nhiệm vụ của một QA
- Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển ( development process) sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án. Các quy trình này có thể được phát triển dựa trên V-model hay Agile (đa số là Scrum hoặc Lean Development) hay thông qua việc áp dụng những quy trình quản lý sẵn có như ISO hay CMMI.
- Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
- Kiểm tra, audit việc thực thi quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy trình QA đã đề ra không.
- Thúc đẩy đội ngũ phát triển sản phẩm tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.
- Điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team đang thực hiện.
Những kỹ năng cần có của một QA
- Kỹ năng giao tiếp tốt
Nhân viên QA đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp kể cả bằng văn bản lẫn lời nơi. Vì đặc thù chuyên môn nên những kiến thức về QA khá trừu tượng, nên bạn phải có khả năng diễn giải để truyền đạt hay đào tạo lại cho các bộ phận khác.
- Kỹ năng phân tích số liệu
Phân tích số liệu là cách nhanh chóng nhất để phát hiện ra các vấn đề thông qua các con số.
- Tư duy logic và có hệ thống
Công việc của QA thiên nhiều về kỹ thuật, nên việc có một tư duy logic, có hệ thống sẽ giúp bạn nắm bắt vấn đề và có phương hướng xử lý phù hợp.
- Có kiến thức sâu rộng và kiến trúc hệ thống của phần mềm
Công việc QA đòi hỏi bạn các kiến thức chuyên sâu về chuyên môn. Lợi thế lớn dành cho các QA khi bạn có kiến thức về kiến trúc hệ thống phần mềm, đặc biệt khi bạn muốn làm trong lĩnh vực IT.
Ngoài ra bạn cần hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.
- Kỹ năng xử lý vấn đề
Dù bạn có một quy trình hoàn hảo thì các vấn đề phát sinh vẫn luôn rình rập. Nếu bạn không kịp thời xử lý sẽ khiến quá trình ngưng trệ và thiệt hại. Vậy nên QA cần có khả năng đưa ra những giải pháp hoặc phương án xử lý vấn đề.
- Tính tỉ mỉ, cẩn thận
Kỹ năng quan sát tổng thể để nhận ra được những rủi ro trong vận hành và cần sự tỉ mỉ trong từng chi tiết.
QA cần quan sát những chi tiết nhỏ để phát hiện những lỗi kỹ thuật dù rất nhỏ nhưng sẽ có thể ảnh hưởng đến cả chuỗi vận hành.
- Quản lý thời gian
Công việc của QA sẽ xuất hiện trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, tuy nhiên có những khâu chỉ mất vài phút và những khâu tốn vài ngày.
Vì vậy, QA cần phải lên lịch, sắp xếp thời gian để thực hiện kiểm tra được tất cả các khâu và không bỏ sót hay kiểm tra qua loa.
Khái niệm QC
QC (Quality Control) được hiểu là “ kiểm soát chất lượng”, đây là một khâu kiểm tra lần cuối trước khi sản phẩm/dịch vụ được đưa ra thị trường. Công việc này sẽ không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm.
QC là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm. 2 vị trí thông thường ở công việc này là Manual QC (không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và Automation QC (đòi hỏi kỹ năng lập trình).
Nhiệm vụ của nhân viên QC
- Tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case,và thực hiện việc test phần mềm trước khi giao cho khách hàng.
- Lên kế hoạch kiểm thử (thường do QC Leader thực hiện)
- Viết Script cho automation test (nếu có áp dụng kiểm thử tự động).
- Sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết.
- Phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan khác tuỳ dự án.
Kỹ năng cần có của một QC
- Kỹ năng code
Nếu vị trí công việc QC của bạn liên quan đến Automation thì kỹ năng viết code cũng cần thiết để hỗ trợ công việc tốt hơn.
- Kỹ năng giám sát và xử lý sự cố
Kỹ năng này giúp cho nhân viên QC có cái nhìn cụ thể và nhận ra những vấn đề kịp thời và xử lý. Giúp công việc trơn tru và chủ động hơn.
- Kỹ năng quản lý công nhân
Nhân viên QC cũng nên có thêm kỹ năng quản lý nhân công, điều này giúp cho năng suất làm việc của người lao động tăng, đồng thời có kế hoạch điều phối nhân sự phù hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Kỹ năng giao tiếp, ngoại giao tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt vì QC phải làm việc với rất nhiều thành viên khác trong team và nhất là công việc truyền đạt ý kiến, phản hồi của mình với Developer, Project Manager.
- Tính tỉ mỉ, cẩn thận
Vì đặc thù công việc cần kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra, chỉ cần nguyên vật liệu có vấn đề thì cả hệ thống vận hành sẽ bị ngưng trệ nên đòi hỏi nhân viên QC phải có tính tỉ mỉ và cẩn thận rất cao để tránh những rủi ro không đáng có.
Điểm khác biệt giữa QA và QC
Một vài công ty hiện nay đang sử dụng QA thay vì sử dụng QC, khiến cho nhiều người nhầm lẫn về 2 vị trí này. Từ đấy trên thị trường cũng xuất hiện một số vai trò mới như PQA(Quality Assurance) và SQA (Software Quality Assurance)
Để so sánh giữa hai vị trí này bạn cùng tham khảo qua các thông tin sau đây nhé:
QA ( Đảm bảo chất lượng) | QC (Kiểm soát chất lượng) |
Qúa trình diễn ra xuyên suốt từ giai đoạn sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng,… | Quá trình chỉ diễn ra ở giai đoạn cuối cùng khi hoàn thành sản phẩm. |
Mục đích: ngăn ngừa lỗi và rủi ro chất lượng. | Mục đích: phát hiện lỗi hoặc sai sót của sản phẩm và sửa chữa chúng. |
Định hướng về quy trình. | Định hướng về sản phẩm. |
Quy trình rộng hơn | Quy trình hẹp hơn |
Thiết lập quy trình, chiến lược, kế hoạch đề ra để xây dựng nên các tiêu chuẩn cần tuân theo. | Dựa vào những yêu cầu, tiêu chuẩn đã đề ra để xác minh chất lượng và sửa chữa chúng. |
Diễn ra trong suốt quá trình | Diễn ra sau khi có sản phẩm |
Mang tính phòng ngừa và biện pháp chủ động hơn. | Kỹ thuật khắc phục và phản ứng nhanh hơn. |
Các hoạt động trong QA và QC
Các hoạt động trong QA | Các hoạt động trong QC |
Đảm bảo chất lượng | Kiểm soát chất lượng |
Kiểm soát chất lượng | Hướng dẫn |
Xác định quy trình. | Thử nghiệm |
Nhận dạng và lựa chọn quy trình và công cụ. | Điều tra |
Đào tạo về quy trình và tiêu chuẩn chất lượng. | Đánh giá kết quả |
Đưa ra các phương án khắc phục. |
Với những chia sẻ chi tiết bên trên đã giúp bạn hiểu rõ QA là gì. Đồng thời có thể phân biệt giữa QA và QC. Tuy các hoạt động của QA và QC gần giống nhau nhưng có vai trò riêng và không thể thay thế cho nhau. QA và QC là hai lĩnh vực riêng biệt. Hãy tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để ứng tuyển một công việc phù hợp bạn nhé!
Nguồn: thuannhat.com.vn/qa-qc-la-gi-su-khac-nhau-giua-qa-qc/