thumb của nhược điểm của đèn diệt côn trùng

6 nhược điểm của đèn diệt côn trùng bạn phải biết

Rate this post

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời như tiêu diệt côn trùng từng con một suốt 24/7 không sử dụng hoá chất độc hại, tiết kiệm thời gian và công sức,… Trong bài viết này, MECI sẽ liệt kê các nhược điểm của đèn diệt côn trùng bạn cần phải biết trước khi mua để tránh việc không hài lòng trong quá trình sử dụng. 

1. Nhược điểm của đèn diệt côn trùng

hai đèn diệt côn trùng điện và keo đặt cạnh nhau, xung quanh có các dòng text thể hiệu nhược điểm của đèn diệt côn trùng
Tổng hợp các nhược điểm của đèn diệt côn trùng

1.1. Hao tốn điện

Đèn diệt côn trùng sử dụng điện năng để hoạt động suốt 24/7 nên tốn kém chi phí điện năng hơn các biện pháp phun xịt hay đặt thuốc bẫy côn trùng. Một chiếc đèn diệt côn trùng 30W được bật  cả ngày trong 1 tháng sẽ tốn kém khoảng 37.000 đồng tiền điện, với loại đèn lưới điện con số này sẽ cao hơn một chút.

Tuy nhiên xét về lâu dài 37.000 đồng mỗi tháng vẫn rẻ hơn những rủi ro mà bạn phải chịu khi phun xịt hóa chất hay đặt bẫy thuốc côn trùng: gây hại cho sức khỏe, làm giảm chất lượng hàng hoá và côn trùng vẫn có thể quay trở lại. Đèn diệt côn trùng thì khác, như một người canh gác luôn thường trực và tiêu diệt từng con côn trùng một suốt 24/7 giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

1.2. Sử dụng môi trường bên trong

Đèn diệt côn trùng được phát minh chỉ để sử dụng tại môi trường bên trong nhà xưởng, kho bãi vì ánh sáng tự nhiên ngoài trời sẽ làm loãng ánh sáng xanh khiến đèn diệt côn trùng kém hiệu quả. Thiết kế của đèn dễ khiến người dùng gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với thời tiết nắng, mưa ngoài trời, dễ bị hư hỏng, cháy nổ, có thể gây giật điện,… Ngoài ra, sử dụng đèn ngoài trời sẽ vô tình thu hút và tiêu diệt các loài côn trùng bay có lợi như ong, bướm, chuồn chuồn,… gây mất cân bằng hệ sinh thái, cây cối hoa màu không thể ra hoa kết trái.

đèn diệt côn trùng đang treo trong kho hàng có nhiều thùng carton
Sử dụng đèn bên trong kho bãi, nhà xưởng

1.3. Chỉ hiệu quả với côn trùng bay

Côn trùng bò như kiến, gián, mối, mọt… bị thu hút bởi mùi hương của thức ăn mà chúng yêu thích hơn là ánh sáng, vì vậy ánh sáng UVA từ đèn diệt côn trùng không hiệu quả với côn trùng bò, chỉ hấp dẫn và tiêu diệt được côn trùng bay. Các loài côn trùng bò thường được giải quyết bởi các loại bẫy đặt sát mặt đất như bẫy pheromone, sử dụng chất dẫn truyền để hấp dẫn các cá thể cùng loài.

1.4. Ánh sáng UV của đèn

Ánh sáng UVA xanh dùng để dẫn dụ côn trùng có thể gây hại cho mắt, mặc dù tác hại không đáng kể nhưng cũng không thể phủ nhận điều này. Tương tự như ánh sáng phát ra từ điện thoại, máy tính,… có bước sóng dài hơn một chút khoảng 380nm đến 480 nm, khi tiếp xúc nhiều giờ liên tục suốt một thời gian dài bạn sẽ cảm thấy mắt bị khô, mỏi, thị lực giảm, có nguy cơ đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng,… Còn làn da sẽ bị sạm và nhanh lão hoá.

Ánh sáng từ đèn diệt côn trùng cũng gây ra các tác hại tương tự nhưng vẫn có biện pháp phòng tránh. Để đảm bảo an toàn và  giảm thiểu các tác động của ánh sáng từ đèn diệt côn trùng bạn hãy treo đèn ở những vị trí khuất tầm mắt, hạn chế tiếp xúc với con người. 

Đèn diệt côn trùng bằng điện đang hoạt động
Ánh sáng UVA phát ra từ đèn diệt côn trùng gây hại cho mắt

1.5. Không diệt muỗi

Muỗi chỉ bị thu hút bởi ánh sáng UVA từ đèn diệt côn trùng khi không có động vật máu nóng gần đó. Nếu có, chúng sẽ bị hấp dẫn bởi nguồn khí CO2 thải ra từ động vật máu nóng hơn và lặp tức chuyển hướng bám theo nguồn thức ăn chất lượng. Vì vậy, khi bạn có nhu cầu diệt muỗi hãy chọn mua đèn bắt muỗi chuyên dụng thay vì đèn diệt côn trùng.

1.6. Phải thường xuyên vệ sinh

Bạn cần thường xuyên tháo khay đựng để đổ xác côn trùng, riêng đối với đèn loại lưới điện phải tháo phần lưới điện để vệ sinh xác côn trùng còn bám lại, đèn loại keo cần phải thay miếng keo dán. Phần vỏ ngoài của đèn thì dùng khăn khô để lau sạch bụi bám trên bề mặt.

Việc để xác côn trùng lâu ngày gây mất vệ sinh, lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài ra khi côn trùng thấy nhiều xác đồng loại chúng sẽ trở nên cảnh giác cao hơn dẫn đến đèn hoạt động kém hiệu quả.

Toàn bộ quy trình vệ sinh đèn diệt côn trùng chi tiết nhất
Các bước vệ sinh đèn diệt côn trùng

2. Nhược điểm của đèn diệt côn trùng lưới điện

đèn diệt côn trùng keo dán tách nền đặt ở giữa, hai bên là hình ảnh và text mô tả nhược điểm của đèn
Nhược điểm đèn diệt côn trùng lưới điện

2.1. Tạo ra tiếng ồn

Khi phóng điện để giật chết côn trùng đèn diệt côn trùng lưới điện sẽ tạo ra một tiếng nổ “póc” khá lớn, đối với những không gian cần sự yên tĩnh thì âm thanh này sẽ gây ồn ào khó chịu. Do đó MECI luôn khuyên khách hàng treo đèn diệt côn trùng lưới điện tại nhà xưởng, kho bãi,… những khu vực không nhạy cảm với tiếng ồn. 

2.2. Thỉnh thoảng văng xác côn trùng ra xung quanh

Khi sử dụng đèn diệt lưới điện xác côn trùng sẽ không rơi xuống khay đựng bên dưới 100%, thỉnh thoảng do dòng điện quá mạnh khiến chúng bị văng ra ngoài khu vực xung quanh đèn. Chính vì mà vậy loại đèn này nên được lắp tại các vị trí không yêu cầu mức độ sạch cao, không có hàng hoá hoặc hàng hoá đã được đóng gói kỹ lưỡng. Những khu vực chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, linh kiện, phòng sạch,… thích hợp hơn với đèn loại keo dán. 

Hình ảnh thể hiện hình thức tiêu diệt côn trùng của đèn diệt côn trùng bằng điện
Đèn diệt côn trùng tạo ra âm thanh “póc póc”

3. Nhược điểm của đèn diệt côn trùng keo dán

điền diệt côn trùng keo dán tách nền xung quanh là text thể hiện nhược điểm của đèn
Nhược điểm đèn diệt côn trùng keo dán

3.1 Chi phí thay miếng keo

Bạn cần phải thay miếng keo dán định kỳ 1 – 2 tháng một lần dù cho bề mặt miếng keo vẫn chưa dính đầy xác côn trùng. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh và tăng cường khả năng tiêu diệt của đèn, miếng keo lâu ngày có thể bị khô không còn giữ chặt lấy côn trùng, khi ngọ nguậy chúng có thể thoát ra dễ dàng.

Giá một miếng keo dán của MECI là 60.000 đồng. Tuy mất thêm chi phí thay miếng keo nhưng đèn loại keo dán có 2 ưu điểm vượt trội là không gây ra tiếng ồn và không làm văng xác côn trùng ra ngoài. 

3.2 Côn trùng bám trên bề mặt gây mất vệ sinh

Sau một thời gian sử dụng xác côn trùng sẽ bám đầy trên bề mặt miếng keo, nếu treo đèn tại các khu vực cần tính thẩm mỹ cao như nhà hàng, quán ăn, quán cafe,… sẽ tạo cảm giác không được sạch sẽ, mất vệ sinh. Khi sử dụng đèn tại các vị trí này bạn nên lắp đèn khuất tầm mắt khách hàng và thường xuyên vệ sinh, thay miếng keo dán.

Đèn diệt côn trùng đang hoạt động cùng tấm keo dính đầy côn trùng
Xác côn trùng trên bề mặt miếng keo

3.3 Côn trùng có thể thoát khỏi miếng keo

Không như đèn côn trùng lưới điện côn trùng ngay lập tức bị “nướng chín” khi chúng bay chạm vào lớp lưới điện phía sau vỏ đèn. Đèn diệt côn trùng keo dán sẽ bám chặt lấy côn trùng và tiêu chúng “một cách từ từ”, côn trùng vẫn có thể ngọ nguậy, giãy giụa cố thoát ra, thỉnh thoảng vẫn có một vài con thành công nhưng đa phần đều bỏ mạng trên tấm keo dính.

Trên đây là những nhược điểm của đèn diệt côn trùng bạn cần phải cân nhắc trước khi mua, mỗi sản phẩm đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng bạn cần phải tìm hiểu ký để chọn được sản phẩm đúng với nhu cầu.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile