Ảnh bìa bài viết Cách đặt tên thương hiệu

Hướng dẫn cách đặt tên thương hiệu và những điều cần lưu ý

Rate this post
Cách đặt tên thương hiệu cho các doanh nghiệp mới
Cách đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu hay, ý nghĩa chắc chắn là một phần vô cùng quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp. Vậy cách đặt tên thương hiệu như thế nào là chuẩn nhất, thu hút khách hàng và thể hiện sự phát triển của công ty. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của MECI để tích lũy thêm kinh nghiệm đặt tên cho doanh nghiệp của mình nhé!

1. Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu được xem là một yếu tố hết sức quan trọng. Tạo nên sự khác biệt giúp khách hàng dễ dàng nhận biết từng doanh nghiệp. Sở hữu một tên thương hiệu chất lượng có rất nhiều lợi ích lớn:

1.2. Phân biệt với đối thủ

Đặt tên doanh nghiệp khác biệt là để phân biệt với các đối thủ cùng lĩnh vực. Gỡ bỏ tâm lý so sánh của khách hàng giữa doanh nghiệp và các đối thủ. Hơn nữa còn tránh được kiện cáo liên quan đến pháp luật. Tên thương hiệu chính là một tài sản vô giá của doanh nghiệp. Tạo ấn tượng với khách hàng truy cập, nâng cao sức cạnh tranh.

>> Làm thế nào để chọn đúng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh uy tín và đúng ngân sách?

1.2. Hỗ trợ tốt cho giải pháp marketing

Đặt tên thương hiệu chuẩn không chỉ mang đến cảm xúc tích cực cho khách hàng. Mà còn tạo nên một cảm hứng tuyệt vời, sáng tạo dồi dào đối với đội ngũ marketing. Tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong kinh doanh. Lan tỏa uy tín đến với khách hàng rộng rãi trên mọi nẻo đường. Đây cũng là khoản đầu tư sinh lời cao trong quá trình phát triển thương hiệu.

Đặt tên thương hiệu chuẩn mang lại cảm xúc tích cực cho khách hàng
Hỗ trọ tốt giải pháp cho marketing

2. Những điều cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Tiêu chí để đánh giá tên thương hiệu chuyên nghiệp là rất nhiều. Không có một thước đo nào quy định sự hoàn hảo trong việc đặt tên cho thương hiệu. Tuy vậy để gây ấn tượng tốt với khách hàng, khi đặt tên cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Thương hiệu phải có ý nghĩa. Tên thương hiệu chính là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm. Thương hiệu phải truyền đạt đến khách hàng giá trị nào đó. Khơi gợi hình ảnh, kết nối các cảm xúc tích cực, gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng.
  • Thương hiệu phải thực sự nổi bật. Nổi bật chính là sự khác biệt, dễ nhớ. Doanh nghiệp sẽ nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ nhờ cái tên ấn tượng. Nâng cao sự cạnh tranh trên thương trường kinh doanh.
  • Thương hiệu có tính trường tồn. Không chỉ đặt tên dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm và khả năng bảo vệ cao. Đặt tên cho thương hiệu cần hướng đến sự trường tồn qua năm tháng. Qua quá trình phát triển, tên thương hiệu vẫn bền vững. Thích ứng tốt với đa dạng những dòng sản phẩm cũng như chiều hướng kinh doanh mới.
  • Hình ảnh phải đảm bảo truyền tải dưới ngôn ngữ thiết kế…

3. Hướng dẫn cách đặt tên thương hiệu bài bản cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đương nhiên sẽ có cách đặt tên thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên đặt tên như thế nào chuẩn vẫn còn là dấu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Cùng tham khảo một số cách đặt tên thương hiệu chuẩn nhất cho doanh nghiệp dưới đây:

3.1. Tên thương hiệu liên quan với ngành nghề kinh doanh

Muốn khách hàng nhớ đến bạn, trước hết hãy gắn tên thương hiệu với ngành nghề kinh doanh. Tên thương hiệu gắn bó mật thiết, gần gũi với ngành nghề giúp khách hàng dễ nhớ. Đồng thời họ dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Giảm bớt các gánh nặng trong truyền thông và giúp họ ghi nhớ nhanh chóng và cũng để thực hiện các chiến dịch SEO Branding quảng bá thương hiệu dễ dàng hơn.

Chúng ta thường thấy ngành nghề kinh doanh và cho thuê máy photocopy thường kèm với hậu tố “Copier”, điển hình như nhà phân phối máy in, máy photo “Thiên Phú Copier” hay thương hiệu bất động sản  thì luôn đi kèm với “land”, ví dụ như Novaland hoặc đơn giản hơn đối với trang rao vặt thì tên thương hiệu là “Rao Vặt”.

3.2. Tên thương hiệu dựa trên thị trường và hướng đến khách hàng mục tiêu

Thị trường và khách hàng là những yếu tố có tác động lớn trong đặt tên thương hiệu. Vì vậy cần xác định thị trường mục tiêu và phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến. Nếu là thị trường và phân khúc khách hàng bình dân, tên thương hiệu cần nhất sự đơn giản. Đảm bảo dễ nhớ, khách hàng có thể đọc lướt qua và nhớ dễ dàng.

Còn nếu thị trường và khách hàng hướng đến ở phân khúc cao cấp. Thì đặt tên thương hiệu cần phải có được cảm giác cao cấp, sang trọng. Hoặc khách hàng hướng đến là thị trường nước ngoài thì tên thương hiệu phải khác thị trường Việt. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ khách hàng và thị trường để đặt cái tên phù hợp nhất.

3.3. Đặt một cái tên tiêu biểu

Chọn lựa cái tên tiêu biểu nhất để phù hợp với xu hướng mới
Chọn lựa cái tên tiêu biểu

Trước khi đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy chọn ra khoảng 10 – 20 những cái tên ấn tượng. Sau đó chọn cho mình cái tên tiêu biểu nhất hướng đến xu hướng kinh doanh bền lâu. Tên thương hiệu đáp ứng được sự thay đổi của thị trường. Đáp ứng được sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng mới. Hãy thu gọn danh sách còn từ 1 – 3 cái tên và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đặt tên.

3.4. Tên thương hiệu cần có sự khác biệt, độc đáo

Sự độc đáo, khác biệt, ấn tượng chính là chìa khóa vàng mở cánh cổng kinh doanh. Kinh doanh cùng hàng ngàn những cái tên cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Nếu bạn không tạo ra được sự khác biệt, doanh nghiệp bạn sẽ chết.

Tên thương hiệu độc đáo chính là điều khiến bạn trở nên ăn khách hơn đối thủ. Hãy tìm ra sự khác biệt trong quá trình đặt tên bằng cách nhìn vào đối thủ lớn. Hiểu rõ hơn về cách để nổi bật thông qua thương hiệu. Từ đó tìm ra một lối đi riêng không đụng hàng với bất cứ ai. Điều này cũng giúp thương hiệu bạn dễ dàng bắt rễ với khách hàng, khắc sâu trong tâm trí họ.

3.5. Tên thương hiệu cần đơn giản, dễ nhớ

Sự khác biệt trong cách đặt tên thương hiệu không có nghĩa là phải cầu kỳ. Mà đặt tên phải đơn giản, dễ nhớ. Đừng cố gắng đặt những cái tên rườm rà, khó nhớ và dài dòng. Hãy hướng đến những cái tên chỉ có khoảng từ 2 – 3 âm tiết là đủ. Thương hiệu dễ nhớ nhất thường bắt đầu bằng các chữ cái dễ nhớ như A, I, O, E. Bên cạnh đó cũng cần đặt tên thương hiệu dễ đọc, ai cũng có thể đọc được. Nói cách khác viết sao đọc vậy, dù là tên tiếng Việt hay tên nước ngoài. Khi khách hàng đọc được họ mới khắc sâu, ghi nhớ vào tiềm thức.

3.6. Tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý

Một số tên thương hiệu nổi tiếng thế giới
Tên thương hiệu phải được bảo hộ

Tên dễ nhớ, dễ đọc và khác biệt chưa đủ. Một điều rất quan trọng khi đặt tên thương hiệu chuẩn cho doanh nghiệp đó là tính bảo hộ. Tên thương hiệu bạn đặt cần phải bảo hộ được, tránh bị nhái. Đảm bảo về mặt pháp lý để tránh cho doanh nghiệp những rủi ro không đáng có. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ hãy cân nhắc đến phương án thay thế bảo hộ. Có thể thay thế bảo hộ bằng hình ảnh thay vì sử dụng bảo hộ tên.

3.7. Đặt tên thương hiệu doanh nghiệp với tên miền có sẵn

Đặt tên thương hiệu doanh nghiệp với tên miền có sẵn là điều nên làm. Chúng ta thấy đa phần tên miền website được lấy theo tên thương hiệu. Nếu không đăng ký tên miền, bạn cần cân nhắc việc phát triển các tên khác. Thay vì sử dụng tên miền nhưng không thể đăng ký tên miền khác. Chú ý đăng ký tên miền sớm nhất có thể nếu tên miền đã có sẵn. Tránh trường hợp tên miền bị người khác mua mất nhé.

>> Tham khảo ngay 5 công ty chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh chất lượng cao.

Việc đặt tên doanh nghiệp mang tính độc đáo, dễ nhớ, cá tính góp phần quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ cách đặt tên thương hiệu chuẩn nhất cho doanh nghiệp trên đây sẽ cung cấp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hay để đặt tên thương hiệu cho chính doanh nghiệp của mình.

Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn/cach-dat-ten-thuong-hieu/

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Lên đầu trang
Chương trình khuyễn mãi mới PC

HÃY ĐỂ MECI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Hẹn lịch khảo sát

Chuong trình khuyến mãi mới trên mobile