Chất lượng sản phẩm tốt chính là yếu tố quyết định để một sản phẩm có thể đứng vững trong thị trường. Khách hàng sẵn lòng mua sản phẩm của một doanh nghiệp và quay lại tiếp tục sử dụng khi họ thật sự hài lòng và có những trải nghiệm tốt. Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào sở thích cá nhân nên có sự khác nhau ở mỗi quốc gia, khu vực địa lý. Vậy một sản phẩm có chất lượng tốt được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào, hãy cùng MECI tìm hiểu về 5 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua bài viết này.
Mục lục
Tiêu chí 1: Tính năng hoạt động sản phẩm
Tính năng hoạt động là các đặc điểm mang tính chất vật lý giúp cải thiện đời sống của khách hàng. Để đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên tính năng hoạt động, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Người tiêu dùng có nhiều loại nhu cầu từ chưa biết đến đã biết, đơn giản hay phức tạp, hữu hình hay vô hình,… Một sản phẩm được tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu nào đó trong xã hội.
- Khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua một sản phẩm khi nó có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Ngược lại, không một ai mong muốn bỏ ra chi phí nhưng lại mua về một sản phẩm không có tác dụng.
Ví dụ chức năng của một chiếc xe là để cho việc di chuyển trở nên nhanh và thuận tiện hơn. Thế nhưng nhu cầu trong xã hội ngày càng thay đổi, họ không chỉ muốn chiếc xe chỉ để di chuyển mà còn phải đẹp, tiết kiệm xăng, không gây tiếng ồn,… Vì vậy ngày càng có nhiều loại xe xuất hiện trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tiêu chí 2: Đặc tính của sản phẩm
Đặc tính của một sản phẩm là những thông tin chi tiết về tính chất của sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của con người. Tính năng của nó bao gồm các thông số về màu sắc, kích thước, trọng lượng, hình thức, thành phần, nguyên vật liệu,… Đặc tính của sản phẩm có 2 dạng:
- Sản phẩm có đặc tính dễ nhận biết và dễ dàng giải thích: có khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn.
- Sản phẩm có đặc tính khó nhận biết đòi hỏi người tiêu dùng có trình độ cao để hiểu được: dù mang lại hiệu quả cao trong điều kiện thực tế xã hội nhưng lại không phổ biến trên thị trường.
- Thực tế trong thị trường hiện nay, một sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng dù họ trong trạng thái nhận thức được hay chưa.
Ví dụ người tiêu dùng mong muốn đi từ điểm A đến B nhưng lại không có phương tiện di chuyển. Để đáp ứng nhu cầu thực tế này trong xã hội, nhiều hãng xe công nghệ như Grab, Gojek, Be,… đã ra đời.
Tiêu chí 3: Mức độ an toàn của sản phẩm
- Mức độ an toàn được đánh giá dựa vào: tất cả các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, những nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm, mức độ ảnh hưởng của nó đến những sản phẩm khác. Những sản phẩm được đánh giá an toàn khi không mang lại rủi ro hoặc mức độ rủi ro khi sử dụng có thể chấp nhận được.
- Ở một số lĩnh vực nhất định, có luật an toàn cụ thể, có các yêu cầu chi tiết hơn áp dụng cho sản phẩm đó như đồ chơi cho trẻ em, thực phẩm chức năng, máy móc chuyên dụng,…
Ví dụ ở lĩnh vực đồ chơi dành cho trẻ em, Theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2019/BKHCN yêu cầu an toàn về cơ lý, tính cháy, hóa học và an toàn điện đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện.
Tiêu chí 4: Tính bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm
- Tính bền: được xem là tuổi thọ, thời gian sử dụng của sản phẩm từ lúc bắt đầu hoạt động đến khi dừng hoạt động (trong trường hợp hư hỏng, thay thế hay sửa chữa). Một sản phẩm có độ bền cao nhưng lại phải sửa chữa nhiều lần sẽ sớm bị loại bỏ khỏi thị trường và thay thế vào đó là sản phẩm khác có độ bền cao hơn.
- Tính thẩm mỹ: được đánh giá qua nhiều khía cạnh bao gồm hình dạng, ngoại quan, cảm giác, màu sắc, chất liệu, âm thanh, mùi vị, hương vị,… Yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người.
Ví dụ nhiều sản phẩm được khách hàng lựa chọn khi có chính sách bảo hành trọn đời. Chính sách này đã mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng về độ bền của sản phẩm mà họ cung cấp.
Tiêu chí 5: Mức độ tin cậy của sản phẩm
Khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp khi họ thật sự tin tưởng lợi ích mà nó mang lại. Mức độ tin cậy cung cấp thông tin về sản phẩm này có thể duy trì chất lượng sản phẩm như thế nào theo thời gian.
Ví dụ như một chiếc bóng đèn qua nhiều năm sử dụng vẫn hoạt động tốt dù là môi trường trong nhà hay ngoài trời được đánh giá là một sản phẩm có độ tin cậy cao.
Một số lưu ý giúp hoàn thiện chất lượng sản phẩm
- Đánh giá tình trạng chất lượng hiện tại của sản phẩm: Việc đánh giá trạng thái hiện có của sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện những thay đổi để cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nên lắng nghe các ý kiến, đóng góp của khách hàng để xác định những thay đổi nào là đúng đắn với sản phẩm hiện tại. Vì khách hàng chính là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng đến.
- Nâng cao tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp: Trước khi mang sản phẩm của mình ra ngoài thị trường để cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định được rằng sản phẩm đó đã đạt những yêu cầu được đề ra hay chưa. Mỗi doanh nghiệp nên xem xét loại bỏ những tiêu chuẩn không còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời có phương án cụ thể để đạt được, hoàn thiện những tiêu chuẩn đặt ra.
- Cải thiện quy trình sản xuất: Cách thực hiện có thể là thêm bước mới, loại bỏ bước cũ hoặc thay thế chức năng, cách làm tại một số bước cụ thể. Để quy trình mới có thể hoạt động tốt nhất, ban lãnh đạo cần có những buổi hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên.
- Đào tạo nguồn nhân lực: Ở đây chúng ta xét về 2 khía cạnh là số lượng và chất lượng. Người quản trị cân nhắc, bố trí số lượng nhân viên phù hợp cho mỗi công đoạn sản xuất không quá dư thừa gây tổn thất về chi phí. Bên cạnh đó dựa vào năng lực của họ để phân bổ đúng vị trí tạo ra năng suất lao động cao.
- Áp dụng công nghệ mới: Thay vì sản xuất theo hướng truyền thống, khi áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng số lượng lớn công việc. Điều này không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm đồng nhất trong thời gian ngắn mà còn tiết kiệm được chi phí nhân công.
- Tối ưu hệ thống kiểm soát chất lượng tại doanh nghiệp: Kiểm soát chất lượng là quá trình phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phần từ khâu đầu vào đến đầu ra của một sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần có một hệ thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất sản phẩm được tạo ra đã đầy đủ các bước của quy trình sản xuất và đạt tiêu chuẩn hay chưa. Đồng thời cũng là kênh để doanh nghiệp tiếp nhận các yêu cầu, khiếu nại từ khách hàng, nhà cung cấp.
Bên trên là những thông tin về tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và một số lưu ý giúp hoàn thiện sản phẩm mà MECI mang đến cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, dù bạn là doanh nghiệp hay người tiêu dùng sẽ đút kết ra những tiêu chuẩn về sản phẩm chất lượng cho riêng mình.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao lại phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm?
Doanh nghiệp: Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và sự thành công trên thị trường.
Người tiêu dùng: Đáp ứng được những nhu cầu bản thân khi trả chi phí cho sản phẩm đã mua.
Chất lượng sản phẩm được phân loại như thế nào?
Chất lượng sản phẩm được phân loại dựa trên 4 phương diện: Căn cứ vào mục tiêu; Căn cứ vào quy định; Căn cứ vào giá trị; Căn cứ vào thành phần cấu thành.