Uy tín thương hiệu rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp và cần được bảo vệ. Những hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bởi những nhân viên cũ bất mãn hoặc các bên thứ ba khác có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về thương hiệu. Những tuyên bố như vậy có thể làm tổn hại đến lòng tin của người tiêu dùng dành cho doanh nghiệp, dẫn đến mất vị thế và ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu. Nếu các tuyên bố đã được truyền đạt cho bên thứ ba và sai sự thật thì người đưa ra tuyên bố và bất kỳ ai xuất bản chúng có thể phải chịu trách nhiệm về tội phỉ báng.
Mục lục
- Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác là gì?
- Doanh nghiệp có thể đưa ra yêu cầu bồi thường về gièm pha, phỉ báng không?
- Thế nào là tổn thất tài chính nghiêm trọng?
- Ví dụ về những trường hợp giải quyết khiếu nại về phỉ báng
- Làm cách nào để đưa ra khiếu nại về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác?
- Doanh nghiệp có thể nhận được gì để bù đắp cho thiệt hại khi bị gièm pha?
- Có giới hạn thời gian cho các khiếu nại về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác không?
- Câu hỏi thường gặp
Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác là gì?
Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, hay còn gọi là phỉ báng, đề cập đến hành động đưa ra những tuyên bố sai sự thật về doanh nghiệp hoặc một cá nhân thuộc doanh nghiệp làm tổn hại đến danh tiếng của cả tổ chức. Gièm pha, phỉ báng là một khía cạnh luật pháp phức tạp, theo truyền thống đây được coi là phạm trù dành riêng cho những người nổi tiếng và báo chí. Tuy nhiên, sự ra đời của Internet và đặc biệt là mạng xã hội đã cung cấp cho cộng đồng một diễn đàn hoàn hảo để dễ dàng đăng tải những tuyên bố phỉ báng nếu muốn. Nhân viên cũ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh có thể đăng lên môi trường trực tuyến những nhận xét tiêu cực về doanh nghiệp với lượng khán giả không bị giới hạn.
Khách hàng có quyền nói một cách trung thực về trải nghiệm của họ về doanh nghiệp. Đó là lời biện minh cho hành vi gièm pha rằng lời tuyên bố liên quan là đúng hoặc phản ánh quan điểm trung thực. Tuy nhiên, nếu tuyên bố đó sai và gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp thì có thể bị khiếu nại về tội phỉ báng.
Doanh nghiệp có thể đưa ra yêu cầu bồi thường về gièm pha, phỉ báng không?
Có, hoàn toàn có thể đưa ra khiếu nại về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác nếu đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý. Đối với đối tượng gièm pha là một cá nhân, luật phỉ báng có thể đưa ra biện pháp khắc phục đối với tuyên bố sai sự thật đã gây ra ‘tổn hại nghiêm trọng’ cho danh tiếng của một tổ chức hoặc cá nhân. Loại tuyên bố mà Tòa án cho là phỉ báng bao gồm những tuyên bố liên quan đến tống tiền và dàn xếp trận đấu chẳng hạn. Tổn hại danh tiếng trong từng bối cảnh kinh doanh là khác nhau. Doanh nghiệp là một thực thể không thể bị xúc phạm bởi những bình luận chê bai tương tự như một cá nhân nhỏ lẻ. Vì vậy, để đưa ra yêu cầu bồi thường về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác thì cần chứng minh rằng doanh nghiệp đã bị hoặc có khả năng phải chịu tổn thất tài chính nghiêm trọng do hành vi đó.
Thế nào là tổn thất tài chính nghiêm trọng?
Hiện tại, không có định nghĩa nào về các loại tổn thất sẽ được xem là tổn thất tài chính nghiêm trọng trong yêu cầu bồi thường về hành vi gièm pha, phỉ báng. Trong nhiều điều luật, mỗi trường hợp sẽ dựa trên trường hợp riêng của nó. Những gì có thể cấu thành ‘tổn thất tài chính nghiêm trọng’ đối với doanh nghiệp này thì có thể không đủ điều kiện đối với một doanh nghiệp khác. Ví dụ, việc mất đi 10 khách hàng đối với 1 doanh nghiệp lớn, không nghiêm trọng như là đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp nhỏ phục vụ một số lượng nhỏ khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao thì chỉ mất một trong số ít khách hàng cũng có thể coi là tổn thất tài chính nghiêm trọng.
Doanh nghiệp cần tìm kiếm lời khuyên từ luật sư tranh chấp kinh doanh ngay khi nhận biết rằng một tuyên bố phỉ báng đã được công bố. Luật sư sẽ đánh giá khả năng xảy ra bất kỳ tổn thất tài chính nào mà doanh nghiệp đã phải chịu hoặc có thể phải chịu, xem xét liệu nó đã đáp ứng được về mức độ đủ ‘nghiêm trọng’ hay chưa?
Ví dụ về những trường hợp giải quyết khiếu nại về phỉ báng
Tác hại do một hành vi gièm pha doanh nghiệp khác gây ra có thể leo thang nếu tuyên bố đó không bị xử lý và phản đối trong thời gian dài. Việc thực hiện hành động nhanh chóng, dứt khoát để loại bỏ hoặc rút lại tài liệu không đúng sự thật là vô cùng quan trọng, để ngăn chặn bất kỳ thiệt hại nào khác.
Một số ví dụ về những hành động giúp giải quyết kịp thời hành vi gièm pha doanh nghiệp khác:
- Xóa video sai sự thật khỏi YouTube: Gửi thư khiếu nại để yêu cầu xóa, gỡ video chứa nội dung sai sự thật về dịch vụ và giao hàng từ khách hàng của doanh nghiệp, hoặc một đối tượng mạo danh khách hàng và đưa ra đánh giá sai lệch…
- Xóa các đánh giá và gièm pha sai sự thật của nhân viên cũ trên mạng xã hội: Thu thập bằng chứng, liên hệ minh bạch đến chủ bài đăng, bài đánh giá và yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
- Liên hệ trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh khi bị đăng thông tin gièm pha sai trái và yêu cầu một hành động xử lý thích đáng.
Làm cách nào để đưa ra khiếu nại về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác?
Khi xuất hiện hành vi gièm pha, doanh nghiệp cần tìm đến chuyên gia pháp lý để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất. Nhận được hỗ trợ về mặt pháp lý kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn thông tin gièm pha bị lan truyền rộng rãi và giảm thiểu tác hại gây ra. Điều quan trọng là phải đối chiếu và lưu giữ mọi bằng chứng cần thiết để luật sư hoặc chuyên gia pháp lý cần có để hỗ trợ doanh nghiệp yêu cầu bồi thường.
Các thông tin bằng chứng có thể bao gồm:
- Ảnh chụp màn hình của hành vi gièm pha nếu được thực hiện bằng văn bản hoặc đăng tải trên trực tuyến
- Thư từ liên quan đến hành vi gièm pha với người đã gièm pha doanh nghiệp hoặc với bên thứ ba nào khác. Doanh nghiệp cần lưu trữ mọi sự việc trao đổi liên quan và ghi chú lại bất kỳ chi tiết nào khác.
- Nhận xét của khách hàng tiềm năng rằng họ quyết định không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp vì thông tin gièm pha. Để có hiệu lực tốt nhất, hãy cố gắng trao đổi với khách hàng thông qua văn bản. Nếu là trao đổi trực tiếp bằng hình thức nói chuyện, hãy cố giữ liên lạc với họ.
- Khi hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được đăng tải lên internet, doanh nghiệp cần nhanh chóng gỡ bỏ thông tin đó. Hầu hết các nền tảng trực tuyến đeeuf có chính sách và điều khoản quy định về việc này. Đối với bài đăng vi phạm, nền tảng sẽ cho phép doanh nghiệp khiếu nại và gỡ bài. Tuy nhiên, các nền tảng mạng xã hội thường có sự phản hồi rất chậm, và sẽ có khả năng từ chối nếu khiếu nại chưa đủ khả năng chứng minh về tính sai lệch của bài đăng. Cách tốt nhất vẫn là để luật sư đại diện cho doanh nghiệp liên hệ đến người có hành vi gièm pha để yêu cầu gỡ và xóa thông tin sai sự thật.
Có khá nhiều trường hợp hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được giải quyết mà không cần nhờ đến chính quyền. Doanh nghiệp và đại diện pháp luật của mình có thể giải quyết nhanh chóng hơn thông qua cách hòa giải và đàm phán.
Doanh nghiệp có thể nhận được gì để bù đắp cho thiệt hại khi bị gièm pha?
Hầu hết, các thiệt hại đến từ hành vi gièm pha doanh nghiệp khác sẽ được đền bù thay vì trừng phạt người gièm pha. Mục đích của việc này là bồi thường cho doanh nghiệp và các tổn thất phải gánh chịu.
Luật pháp có quy định rõ ràng về các loại thiệt hại khác nhau để bồi thường cho những tổn thất khác nhau. “Thiệt hại đặc biệt” bồi thường cho những tổn thất xuất phát trực tiếp từ hành vi gièm pha và có thể định lượng dễ dàng. Các tổn thất có thể đo lường được sẽ là: doanh thu từ những khách hàng đã hủy bỏ đơn hàng hoặc gói dịch vụ vì hành vi gièm pha, mọi chi phí doanh nghiệp phải chi để hạn chế thiệt hại về danh tiếng, chẳng hạn như thuê một công ty giúp giải quyết khủng hoảng truyền thông.
“Thiệt hại chung” nhằm mục đích bù đắp cho những tổn hại đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Luật pháp cho rằng một doanh nghiệp sẽ chỉ bị tổn hại nghiêm trọng về uy tín thương hiệu nếu có thể cho thấy tổn thất tài chính nghiêm trọng, nên thiệt hại chung sẽ dựa trên thiệt hại kinh tế do hành vi gièm pha doanh nghiệp khác gây ra.
Chính quyền có toàn quyền quyết định mức độ thiệt hại trong yêu cầu bồi thường về hành vi gièm pha. Điều này sẽ tính đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tuyên bố phỉ báng, mức độ tiếp cận và hành vi của người đưa ra tuyên bố đó.
Doanh nghiệp nên cung cấp càng nhiều bằng chứng về thiệt hại kinh tế để yêu cầu bồi thường càng có giá trị. Bằng chứng có thể hữu ích để hỗ trợ cho yêu cầu bồi thường bao gồm:
- Doanh thu giảm sau hành vi gièm pha
- Giá cổ phiếu giảm sau hành vi gièm pha
- Sự tổn thất về các nhà đầu tư sau hành vi gièm pha
- Khó khăn trong các khoản vay sau hành vi gièm pha
- …
Có giới hạn thời gian cho các khiếu nại về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác không?
Các khiếu nại về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác thường phải được đưa ra trong vòng 12 tháng kể từ ngày công bố tuyên bố phỉ báng. Vì tác hại do một tuyên bố phỉ báng gây ra có thể leo thang nếu nó không bị phản đối và xử lý trong thời gian dài, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý khẩn cấp để tác động đến việc xóa hoặc gỡ bỏ thông tin sai lệch ngay khi biết về nó.
Các hành vi gièm pha có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và điều quan trọng là phải có hành động xử lý kịp thời để hạn chế tác động của chúng. Doanh nghiệp nên tìm kiếm sự trợ giúp về mặt pháp lý từ các chuyên gia để nhận được hỗ trợ đúng đắn và tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Gièm pha trong kinh doanh (hay gọi là phỉ báng doanh nghiệp) là gì?
Phỉ báng doanh nghiệp (gièm pha doanh nghiệp khác) là hành vi đưa ra tuyên bố sai sự thật ở nơi công cộng hoặc tuyên bố bằng văn bản trên một ấn phẩm khiến doanh nghiệp khác bị tổn thất tài chính.
Doanh nghiệp bị gièm pha sai sự thật có thể được bồi thường không?
Nếu doanh nghiệp tin rằng những nhận xét sai lệch hoặc phỉ báng đã làm tổn hại đến danh tiếng doanh nghiệp, gây tổn thất tài chính hoặc mất doanh thu trong tương lai, thì hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường. Doanh nghiệp cũng có thể xin lệnh cấm để ngăn chặn việc xuất bản thêm các sự hưởng ứng phỉ báng khác.