Ảnh bìa bài viết 7 công cụ quản lý chất lượng

Tham khảo 7 công cụ quản lý chất lượng tối ưu và hiệu quả

Rate this post

7 công cụ quản lý chất lượng đã và đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm nắm bắt các vấn đề liên quan đến chất lượng và quản lý chúng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Nếu bạn chưa biết đến 7 công cụ này, hãy cùng với MECI đi sâu vào tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

7 công cụ quản lý chất lượng xuất phát từ đâu?

7 công cụ quản lý chất lượng được hình thành do sự ảnh hưởng từ chiến tranh nên các công ty Nhật Bản gặp phải nhiều khó khăn. Chính vì thế, để có thể khắc phục được vấn đề nan giải này, hiệp hội Kỹ sư Nhật đưa ra quyết định sẽ thành lập hệ thống quản lý chất lượng giữa các tầng lớp cán bộ.

7 công cụ quản lý chất lượng được ứng dụng khá phổ biến trên toàn thế giới. Trong thời gian đưa công cụ quản lý vào hoạt động, nhiều đơn vị đã có nhiều cải thiện về chất lượng. Tuy nhiên, có khá nhiều công cụ quản lý chất lượng, nên việc áp dụng công cụ nào thì phù hợp, giúp mang lại hiệu quả cao lại là một vấn đề nan giải.

7 công quản lý chất lượng sản phẩm.
7 công cụ quản lý chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp kiểm soát vấn đề và xử lý rủi ro một cách hiệu quả.

Thông tin chi tiết về 7 công cụ quản lý chất lượng

7 công cụ quản lý chất lượng bao gồm những chức năng và nhiệm vụ gì, hãy cùng với MECI đi sâu vào tìm hiểu thông tin chi tiết ngay bây giờ nhé!

Hai người đàn ông đang ngồi chỉ tay vào biểu đồ trên bàn.
7 công cụ quản lý chất lượng sản phẩm khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vô cùng thực tế và thực thi.

Phiếu kiểm soát công việc

Phiếu kiểm soát công việc – Check Sheets là một trong những phương tiện lưu trữ đơn giản nhất, giúp cho doanh nghiệp có thể thống kê được các dữ liệu quan trọng và xác định trình tự ưu tiên cho các dữ liệu.

Phiếu kiểm soát thông thường sẽ được ứng dụng để kiểm tra một số yếu tố sau:

  • Khả năng phân bổ số liệu của một chỉ tiêu trong quá trình sản xuất.
  • Xác nhận công việc diễn ra.
  • Các dạng khuyết điểm.
  • Nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm trong sản phẩm.
  • Một số vị trí khuyết điểm trên sản phẩm.

Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi nghiêm ngặt các sự kiện được diễn ra theo thứ tự hoặc vị trí.

Công cụ biểu đồ

Biểu đồ – Chart thể hiện mối quan hệ giữa các đại lượng hoặc các thông tin số liệu. Từ đó, những dữ liệu này được trực quan hóa hơn để doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin. Công cụ biểu đồ có nhiều loại như: cột, tròn, đường,…

Biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả có hình dạng xương cá nên dễ dàng phân biệt so với các biểu đồ khác, giúp thống kê ra danh sách các nguyên nhân tạo ra kết quả và phát hiện ra nguyên nhân một cách tối ưu nhất. Khi đó, doanh nghiệp có thể phương pháp khắc phục nguyên nhân được nhanh chóng và kịp thời, nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả.

Biểu đồ nhân quả được lập nên với mục đích hỗ trợ liệu kê và xếp lại các nguyên nhân tiềm ẩn, chứ không nhằm mục đích đưa ra giải pháp loại trừ nguyên nhân.

Biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto được ứng dụng để phân loại các nguyên nhân tác động đến sản phẩm. Thông qua biểu đồ Pareto, doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được nguyên nhân nào cần phải tập trung để xử lý và đánh giá được hiệu quả từ việc cải tiến.
Khi phân tích các dữ liệu liên quan đến các quyết định nguyên nhân gây ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp và giải quyết những vấn đề hiệu quả gấp rất nhiều đó nhờ có biểu đồ Pareto.

Biểu đồ mật độ phân phối

Một trong số 7 công cụ quản lý chất lượng mới không thể thiếu công cụ biểu đồ mật độ phân phối. Biểu đồ mật độ phân phối – Histogram là biểu đồ cột đơn giản và tổng hợp nhiều điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc đó, đánh giá năng lực quá trình có thật sự đáp ứng được yêu cầu sản phẩm đề ra.

Biểu đồ phân tán

Biểu đồ phân tán thể hiện các giá trị của một biến bằng từng điểm nhỏ với những giá trị của biến kia mà không cần phải nối các điểm đó lại với nhau bằng các đường nối. Khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quan sát được các mối quan hệ giữa hai yếu tố với nhau một cách đơn giản.

Biểu đồ phân tán giải quyết các vấn đề và xác định được các điều kiện tối ưu với phương pháp phân tích các định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số với nhau.

Biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ kiểm soát – Control chart thể hiện bằng các đường giới hạn và tính toán theo phương pháp thống kê. Công cụ này có mục đích theo dõi các biến động thông số về đặc tính sản phẩm, một số thay đổi của quy trình thực hiện để dễ dàng theo dõi và kiểm soát dấu hiệu bất thường xảy ra.

7 mô hình quản lý chất lượng sản phẩm có chữ 7 QC Tools màu vàng và nền màu xanh da trời.
7 mô hình quản lý chất lượng sản phẩm ứng với một mục đích và chức năng khác nhau.

Bài viết trên cung cấp đến bạn đọc thông tin về 7 công cụ quản lý chất lượng, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ hữu ích này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

Câu hỏi thường gặp

Vì sao nên áp dụng 7 công cụ quản lý chất lượng vào doanh nghiệp?

Bởi vì, 7 công cụ này sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm tra quá trình sản xuất, xác định và làm rõ vấn đề diễn ra, kiểm soát chất lượng, đề xuất các giải pháp tối ưu nhất,…

Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng 7 công cụ quản lý chất lượng?

Doanh nghiệp có thể chọn lựa một trong số 7 công cụ quản lý chất lượng phù hợp với mô hình kinh doanh trong toàn bộ quá trình quản lý và cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả.

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top