SSOP được xem là quy trình vận hành tiêu chuẩn về vệ sinh trong sản xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bạn chưa hiểu rõ về SSOP là gì, các quy phạm về vệ sinh SSOP như thế nào. Thế thì, hãy cùng với MECI tìm hiểu tất tần tật thông qua bài viết dưới đây!
Mục lục
SSOP là gì?
SSOP là gì, được viết tắt của từ “Sanitation Standard Operating Procedures” nghĩa là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Hay còn được gọi một cách ngắn gọn là Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.
SSOP là tập hợp những hướng dẫn chi tiết ở dạng văn bản, ghi chép lại những hoạt động liên đến vệ sinh trong một nhà máy sản xuất thực phẩm. Hay có hiểu đơn giản SSOP là bao gồm các quy phạm, quy định, thủ tục liên quan đến quá trình thực hiện vệ sinh, kiểm soát vệ sinh tại các cơ sở sản xuất.
Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn SSOP?
SSOP đóng vai trò quan trọng như một điều kiện tiên quyết không thể thiếu, ngay cả khi không triển khai chương trình HACCP – phân tích mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn. Việc thiết lập và thực hiện quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh SSOP mang lại nhiều điểm đáng kể cho doanh nghiệp như:
- Tăng cường hiệu quả của hệ thống chứng nhận HACCP.
- Giảm số lượng Điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong hệ thống HACCP.
- Cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm, đồng thời giảm rủi ro thu hồi sản phẩm.
- Hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc một cách dễ dàng thông qua việc xác định rõ ràng về thời gian, hạng mục công việc và vật tư.
- Giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong quá trình điều hành.
- Được xem xét là một phương tiện thuận tiện để kiểm tra các hoạt động kiểm toán nội bộ khi đánh giá kế hoạch/thủ tục của nhà máy.
- Tăng cường độ tin cậy trong mắt khách hàng và đối tác.
- Đóng vai trò là biện pháp phòng vệ pháp lý khi có khiếu nại liên quan đến chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Một số quy phạm vệ sinh SSOP nhất định bạn phải biết
Khi nhắc đến SSOP là gì, chắc hẳn bạn cũng sẽ được nghe đến các quy phạm vệ sinh SSOP. Còn nếu như bạn chưa biết đến những quy phạm này, thì có thể theo dõi một số quy phạm vệ sinh SSOP dưới đây:
- SSOP 1: Bảo đảm an toàn nguồn nước.
- SSOP 2: Đảm bảo an toàn của nước đá.
- SSOP 3: Quản lý các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
- SSOP 4: Ngăn chặn sự nhiễm chéo.
- SSOP 5: Thực hiện vệ sinh cá nhân.
- SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm khỏi tình trạng nhiễm bẩn.
- SSOP 7: Sử dụng và lưu trữ hóa chất một cách an toàn.
- SSOP 8: Quản lý sức khỏe của nhân viên.
- SSOP 9: Quản lý động vật gây hại.
- SSOP 10: Quản lý chất thải.
- SSOP 11: Tuân thủ quy định vệ sinh SSOP và xử lý thu hồi sản phẩm.
Hãy lưu ý rằng, khi tìm hiểu SSOP hãy xem xét một cách kỹ lưỡng. Vì nội dung của SSOP có thể biến đổi tùy thuộc vào từng địa điểm sản xuất và quá trình chế biến thực phẩm.
Phân biệt sự khác nhau giữa SSOP và GMP như thế nào?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành triển khai ISO 22000/HACCP đều gặp phải sự nhầm lẫn giữa SSOP là gì và GMP. Thực chất, hai khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau. Hãy theo dõi bản so sánh dưới đây để dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại này:
SSOP | GMP | |
Định nghĩa | SSOP là quy trình và Thủ tục Kiểm soát Vệ sinh | GMP là Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt |
Bản chất | Quy phạm vệ sinh | Quy phạm sản xuất |
Phạm vi triển khai | – Phòng làm việc/nhà máy sản xuất. – Thiết bị và máy móc – Kế hoạch và thực hiện vệ sinh sản xuất. – Quản lý môi trường vệ sinh. – Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh cá nhân. | – Chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm/thực phẩm. – Các quy trình sản xuất và chế biến. – Các bước thực hiện việc tiếp cận sản phẩm thành phẩm. |
Mục đích kiểm soát | – Chi phí – Là các quy phạm vệ sinh với mục tiêu đáp ứng những yêu cầu vệ sinh chung trong GMP | – Chi phí – Ban hành hướng dẫn về các yêu cầu vệ sinh tổng quát và triển khai các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm trong thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. |
Vai trò | – Gia tăng hiệu quả cho hệ thống HACCP. – Giảm thiểu số lượng điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong HACCP. – Được ứng dụng cùng với GMP khi không có HACCP. | – Đảm bảo rằng chất lượng và an toàn của sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường. – Giảm chi phí, tăng hiệu suất. – Tạo lợi thế cạnh tranh. |
SSOP giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, bảo vệ họ khỏi khiếu nại và vấn đề pháp lý liên quan đến chất lượng và an toàn sản phẩm. Những chia sẻ về SSOP là gì đã được cung cấp, hy vọng những thông tin này sẽ trở nên bổ ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
Câu hỏi thường gặp
SSOP có những mục tiêu chính nào?
Mục tiêu của SSOP bao gồm bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm rủi ro nhiễm bẩn, và duy trì chất lượng sản phẩm.
SSOP ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm như thế nào?
SSOP cung cấp các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe người tiêu dùng.
Xem thêm các thông tin liên quan khác
No related posts.