Quy trình phát triển sản phẩm mới là hoạt động ngày càng phổ biến với mỗi doanh nghiệp. Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trước những biến đổi của thị trường hiện nay. Mặt khác, một sản phẩm mới cung cấp cho thị trường sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềm năng mới. Hãy cùng MECI tìm hiểu quy trình phát triển sản phẩm mới ngay bây giờ nhé!
Mục lục
Tại sao cần nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới?
Quy trình phát triển sản phẩm mới mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nhưng, với một số doanh nghiệp mới thành lập điều này còn khá khó để nhận biết. Dưới đây là một số lý do mà doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới:
- Nhu cầu khách hàng thay đổi theo thời gian: Công việc kinh doanh muốn được phát triển và bền vững, doanh nghiệp cần hiểu rõ được người tiêu dùng đang cần và mong muốn gì. Từ đó, nhà cung cấp sẽ tạo được sản phẩm đáp ứng nhu cầu phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Số lượng đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày một nhiều: Việc kinh doanh không thể tránh khỏi vấn đề xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm tân tiến, hiện đại và vượt trội hơn đối thủ để có thể dễ dàng đứng vững trên thị trường khốc liệt như hiện nay.
- Sản phẩm đang trong giai đoạn Maturity Stage (Trưởng thành): Ở giai đoạn này chính là thời điểm doanh nghiệp đang có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cần phải điều chỉnh một số tính năng, công và kể cả khâu thiết kế bao bì sản phẩm. Điều này có thể thu hút người tiêu dùng và gia tăng doanh thu.
7 bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới
Khi doanh nghiệp muốn cung cấp một sản phẩm mới ra thị trường, thì việc nghiên quá trình phát triển sản phẩm mới vô cùng quan trọng. Dưới đây là 4 bước trong quy trình mà doanh nghiệp nhất định phải quan tâm đến.
Bước 1: Lên ý tưởng phát triển sản phẩm mới
Bất kỳ một quy trình nào trước khi thực hiện cũng cần phải có bước lên ý tưởng phát triển sản phẩm mới. Ở bước này, bộ phận đảm nhiệm cần tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm một cách cụ thể và rõ ràng. Đối với các doanh nghiệp, sẽ có bộ phận R&D hoặc Marketing chịu trách nhiệm tạo ra ý tưởng phát triển sản phẩm mới nhờ vào các phân tích insight khách hàng. Cụ thể hơn, bạn có thể lấy ý tưởng từ việc khảo sát khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bước 2: Phân tích và lựa chọn ý tưởng phù hợp
Sau khi lên ý tưởng, bạn cần phân tích và lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất cho sản phẩm mới. Bước 2 là bước rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc sản phẩm của bạn có nhận được nhiều sự chọn lựa của người dùng hay không. Chính vì thế, từ những đề xuất, hãy lựa chọn và phân tích ý tưởng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
Bước 3: Triển khai và thử nghiệm concept
Concept được xem như là một phiên bản mô tả chi tiết các ý tưởng đã lên. Mặt khác, concept được nhìn nhận từ nhiều góc độ của người tiêu dùng. Việc triển khai sẽ bao gồm khả năng vận hành sản phẩm, độ bền, tính năng và mức độ chấp nhận của thị trường dành cho sản phẩm.
Ở bước này phản ánh chuẩn xác chi phí, thời gian và nguồn nhân lực được doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm mới. Với các đánh giá và phân tích ở bước 2, các marketer dễ dàng nhận biết concept phù hợp với sản phẩm. Sau đó triển khai để giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ rủi ro và xây dựng được chiến thuật marketing được trơn tru hơn.
Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm
Quá trình phát triển sản phẩm mới không thể nào bỏ qua bước xây dựng chiến lược marketing được. Bởi vì, marketing giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng và ngược lại. Giai đoạn này, bạn cần định hình sản phẩm trong mắt người tiêu dùng để họ có thể nhận biết sản phẩm nhanh chóng.
Chiến lược Marketing bao gồm 3 phần sau:
- Mô tả về thị trường mục tiêu: bao gồm việc đề xuất các giải pháp giá trị cùng với mục tiêu doanh thu, thị phần và lợi nhuận trong những năm đầu tiên.
- Đồng thời, kế hoạch tiếp thị sản phẩm sẽ tập trung vào việc phác thảo kế hoạch giá, kênh phân phối, và ngân sách thực hiện.
- Kế hoạch bán hàng trong dài hạn sẽ xác định rõ mục tiêu lợi nhuận cùng chiến lược Marketing Mix (4P), nhằm đảm bảo vấn đề tiếp cận thị trường và tạo ra giá trị cho khách hàng được hiệu quả.
Bước 5: Quản trị tài chính
Quá trình phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp cần tính toán chi phí sản xuất, marketing, vận chuyển và ước lượng lợi nhuận. Điều này giúp quyết định thành công khi công bố sản phẩm mới ra thị trường và hỗ trợ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo chiều hướng phù hợp hơn.
Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường thực tế
Thử nghiệm concept trên thị trường thực tế là bước đóng vai trò quan trọng để kiểm tra sản phẩm trên thị trường. Với mục đích là thu thập các đánh giá từ khách hàng và quan sát chiến dịch từ đối thủ cạnh tranh. Khi thử nghiệm có thể bao gồm các hoạt động như khuyến mãi, bán ở quy mô hẹp, hoặc thử bán sản phẩm ở các điểm bán lẻ như siêu thị, hội chợ,… Những phản hồi nhận được giúp quá trình điều chỉnh chiến lược nhanh chóng hơn.
Bước 7: Triển khai thương mại hóa
Bước cuối cùng trong quá trình phát triển sản phẩm mới là hoạt động thương mại hóa. Nói một cách đơn giản là tung sản phẩm ra thị trường với quy mô lớn. Khi quyết định thời điểm và địa điểm phải dựa trên yếu tố thời gian và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế và nhu cầu khách hàng cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Giai đoạn này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình phát triển sản phẩm mà còn hạn chế yếu tố cạnh tranh từ đối thủ.
Ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới của Vinamilk để minh họa cụ thể về quy trình này như sau: Vinamilk nhận thấy nhu cầu hiện giờ của người tiêu dùng là những sản phẩm sữa ít đường. Họ tiến hành thu thập ý kiến của người tiêu dùng. Sau đó, đội ngũ R&D lên ý tưởng về bao bì có màu xanh nhạt để giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được loại sữa ít đường với loại có đường thông thường, và đội ngũ chuyên gia tiến hành đổi mới công thức.
Tiếp đó, họ cho thử nghiệm ở một số đơn vị bán lẻ như tạp hóa, siêu thị… và nhận thấy sự hài lòng của khách hàng. Quá trình phát triển sản phẩm mới này giúp Vinamilk nhận được doanh thu cao và thu hút được nhiều khách hàng.
Trên đây là quy trình phát triển sản phẩm mới đã được MECI chia sẻ. Nếu bạn muốn tìm kiếm những thông tin bổ ích hơn hãy theo dõi MECI để được cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Câu hỏi thường gặp
Chiến lược phát triển sản phẩm mới là gì?
Chiến lược phát triển sản phẩm mới là kế hoạch tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của thị trường và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, sản xuất và tiếp thị.
Làm thế nào để xác định nhu cầu thị trường trước khi bắt đầu vào quy trình phát triển sản phẩm mới?
Để xác định nhu cầu thị trường cần dựa vào các hoạt động như: Nghiên cứu thị trường, Thu thập phản hồi từ khách hàng, Xác định nguyên tắc của người tiêu dùng, Phân tích dữ liệu, …
Xem thêm các thông tin liên quan khác
No related posts.