Số ca hoả hoạn tăng cao đối ở mọi công trình từ chung cư, nhà ở đến nhà máy sản xuất,… nên cửa chống cháy trở nên vô cùng thiết yếu để làm giảm các thiệt hại về tài sản và con người khi xảy ra hoả hoạn. Tuy nhiên, cửa chống cháy chỉ thật sự phát huy được công dụng khi được công nhận đạt chuẩn. Cùng MECI tìm hiểu xem thế nào là cửa chống cháy đạt chuẩn và các tiêu chuẩn kiểm định cửa chống cháy mới nhất trong bài viết này.
Mục lục
1. Tiêu chuẩn kiểm định cửa chống cháy
1.1. Tiêu chuẩn về chất liệu
- Sử dụng vật liệt có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự lan truyền của lửa và khói, có nhiệt độ nóng chảy cao từ 800 – 1200 độ C. Ví dụ như thép không gỉ, thép gia cường, vải silica,…
- Nếu cửa có ô kính thì bắt buộc dùng kính cường lực chống cháy.
- Phần lõi cửa chống cháy phải cách nhiệt tốt, thường làm từ vật liệu như bông thuỷ tinh chống cháy, giấy tổ ong, magie oxit, sợi gốm, thạch cao,…
- Cần sơn tĩnh điện, sơn vân gỗ, hoặc sơn dầu cho lớp ngoài cùng của cửa để nâng cao tính năng chống cháy..
- Nếu cửa có bản lề inox cần dùng thiết kế kẹp và lá được làm bằng thép chống cháy.
- Luôn có hệ thống gioăng cao su xung quanh, nhằm ngăn chặn khói và khí độc lan ra.
1.2. Tiêu chuẩn về kích thước và độ dày
- Cửa chống cháy có các kích thước tiêu chuẩn với chiều rộng dao động từ 800mm đến 1200mm và chiều cao trong khoảng từ 1800mm đến 3000mm. Khoảng cách giữa mặt sàn và mép dưới cửa không được vượt quá 3mm.
- Thép cánh dày 0,8mm; 1,0mm; 1,2mm; 1,5mm hoặc 2,0mm, tùy theo yêu cầu kỹ thuật.
- Độ dày tổng thể của cánh cửa chống cháy nằm trong khoảng 40mm đến 70mm. Cánh cửa càng dày, giới hạn chịu lửa càng cao.
+ Cửa chống cháy EI60 dày khoảng 45 – 50 mm.
+ Cửa chống cháy EI90 dày từ 50 – 60 mm.
+ Cửa chống cháy EI120 dày khoảng 60 – 70 mm.
1.3. Tiêu chuẩn về vị trí lắp đặt
- Cửa sổ, cửa đi tại các phòng (phòng điều hành, văn phòng,…) phải có thời gian chịu lửa ít nhất trên 45 phút.
- Các loại cửa đi và cửa sổ lắp đặt tại tầng hầm hoặc tầng gác mái phải đảm bảo khả năng chịu lửa tối thiểu trong 40 phút.
- Đối với các tòa nhà cao tầng như chung cư hoặc cao ốc, cửa của các phòng kỹ thuật, tầng hầm cần đạt thời gian chịu lửa ít nhất là 45 phút, đồng thời được trang bị hệ thống đóng tự động.
- Cửa tại các lối thoát hiểm bắt buộc phải có khả năng chống cháy tối thiểu trong 60 phút
2. Cơ sở pháp lý của việc kiểm định cửa chống cháy
Các tiêu chuẩn kiểm định cửa chống cháy được căn cứ theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn sau:
2.1. TCVN 9383:2012 – Tiêu chuẩn về kỹ thuật và thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa ngăn cháy
Do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và Bộ Khoa học & Công nghệ công bố.
Nội dung quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho cửa chống cháy, bao gồm các yếu tố như cấu tạo, vật liệu chế tạo, khả năng cách nhiệt, giới hạn chịu lửa và thời gian duy trì khả năng ngăn cháy trong điều kiện thực tế. Đồng thời, quy định cũng nêu rõ phương pháp kiểm tra và đánh giá hiệu quả ngăn cháy của cửa trong một khoảng thời gian xác định theo tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong công trình.
2.2. TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn về thiết kế phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình
Do Bộ Xây dựng ban hành, bao gồm các quy định về việc bố trí và thiết kế các hệ thống phòng cháy, chữa cháy; các yêu cầu về lối thoát hiểm, hành lang, cửa chống cháy,…
Áp dụng cho việc xây dựng và cải tạo các loại công trình như nhà ở, văn phòng, nhà máy công nghiệp, kho hàng. Nhằm đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ hoạt động hiệu quả khi có sự cố cháy nổ xảy ra để hạn chế thiệt hại.
2.3. QCVN 06:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
Quy chuẩn này là bản cập nhật mới nhất do Bộ Xây dựng ban hành vào năm 2021, và có thể được sử dụng thay thế cho hai tiêu chuẩn đã ban hành trước đó. Áp dụng cho cả nhà ở riêng lẻ, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, nhà xưởng công nghiệp.
Nội dung của quy chuẩn đã được mở rộng, bao quát nhiều khía cạnh hơn, bao gồm: phân loại mức độ nguy cơ cháy, nổ đối với các loại công trình; quy định cụ thể về kết cấu và vật liệu có khả năng chịu lửa; hướng dẫn thiết kế hệ thống thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy và các giải pháp đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố cháy. Bên cạnh đó, quy chuẩn còn đưa ra các yêu cầu rõ ràng về vị trí lắp đặt các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, hệ thống phun nước tự động, cửa ngăn cháy và các phương tiện hỗ trợ khác.
3. Quy định kiểm định cửa chống cháy mới và cũ có gì khác biệt?
Quy định trước đây | Quy định mới theo QCVN 06:2021/BXD | |
Mẫu đốt | – Kích thước có thể nhỏ hoặc bằng kích thước sản xuất – Chỉ đốt phần thân cửa, không kèm các phụ kiện. – Chỉ cần đốt 1 mẫu | – Kích thước phải bằng với kích thước trong bản vẽ thẩm duyệt. – Đốt toàn bộ cửa cùng tất cả phụ kiện – Đốt tất cả các mẫu nếu chúng có cấp độ chống cháy, số cánh, phụ kiện,… khác nhau |
Quy cách lắp đặt | – Chỉ cần lắp phần cánh cửa trên giá đỡ, không kèm phụ kiện | – Lắp mẫu đốt giống hệt như khi lắp đặt tại công trình thực tế |
Thời gian đốt | – Thời gian đốt bằng với giới hạn chịu lửa trong thông số kỹ của cửa. – Trong quá trình đốt, thân cửa bị biến dạng sẽ bị đánh giá không đạt chuẩn. | – Thời gian đốt cũng bằng với giới hạn chịu lửa trong thông số kỹ của cửa. – Thân cửa đạt giới hạn chịu lửa nhưng phụ kiện bị biến dạng thì mẫu cửa đó không đạt. |
Giấy chứng nhận và tem | – Được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chống cháy kèm theo tem kiểm định chống cháy, do Cục Công An PCCC cấp. | – Chỉ có giấy chứng nhận, trong trường hợp cần dán tem chống cháy lên sản phẩm, đơn vị sản xuất sẽ tự in và dán tem theo mẫu quy định, dưới sự giám sát của Cục Công An PCCC. |
4. Quy trình kiểm định cửa chống cháy
4.1. Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đề nghị kiểm định
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD của nhà sản xuất/cung cấp cửa
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến cửa (phương tiện đề nghị kiểm định)
- Chứng nhận xuất xưởng cửa
- Giấy chứng nhận chất lượng của cửa (nếu có)
Nơi tiếp nhận: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an hoặc các Sở Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương.
4.2. Tiến hành đốt mẫu cửa chống cháy
Quy định về mẫu đốt
- Kích thước mẫu đốt phải giống tuyệt đối, không được sai lệch với kích thước trong bản vẽ thẩm duyệt.
- Đốt toàn bộ cửa cùng các bộ phận và phụ kiện đi kèm như khóa, tay co, tay kéo, chốt âm, ô kính,…
- Mỗi loại cửa, dù khác nhau về cấp độ chống cháy, số lượng cánh hay chủng loại phụ kiện, đều bắt buộc phải thực hiện đốt tất cả các mẫu.
Thời gian đốt mẫu
- Cửa chống cháy EI 30 đốt trong 30 phút.
- Cửa chống cháy EI 60 đốt trong 60 phút.
- Cửa chống cháy EI 90 đốt trong 90 phút.
- Cửa chống cháy EI 120 đốt trong 120 phút.
- Cửa chống cháy EI 180 đốt trong 180 phút
Trong quá trình thử nghiệm, nếu mẫu cửa bị biến dạng trước khi hết thời gian chịu lửa theo quy định, thì phải tiến hành kiểm định lại với mẫu mới. Trường hợp các phụ kiện đi kèm như khóa, tay co, chốt,… không đạt yêu cầu trong khi kết cấu chính của cửa vẫn duy trì được giới hạn chịu nhiệt, thì toàn bộ mẫu vẫn được đánh giá là không đạt.
4.3. Chờ kết quả
Khi cửa chống cháy vượt qua kiểm định và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, Cục Công An PCCC sẽ cấp giấy chứng nhận cho mẫu cửa đó. Hiện nay, việc dán tem chống cháy không còn được áp dụng như trước đây, mà chỉ cần giấy chứng nhận hợp lệ là đủ để chứng minh chất lượng và khả năng chịu lửa của sản phẩm.
5. Các đơn vị đốt mẫu kiểm định cửa chống cháy hiện nay
5.1. Miền Nam
1. Phòng Thử nghiệm LAS-XD 1646 – Công ty TNHH Công nghệ Phòng cháy Chữa cháy Phương Nam
- Địa chỉ liên hệ: 24/7 Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM
5.2. Miền Bắc
1. Phòng Thử nghiệm LAS-XD 416 – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
- Địa chỉ: 81 Trần Cung, Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
2. Phòng Thử nghiệm LAS-XD 1471 – Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
- Địa chỉ: 243 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Phòng Thử nghiệm LAS-XD 1133 – Viện Vật liệu Xây dựng
- Địa chỉ: 235 Đ. Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
6. Các câu hỏi thường gặp về kiểm định cửa chống cháy
6.1. Nên chọn cửa chống cháy có giới hạn chịu lửa trong thời gian bao lâu?
Chọn cửa chống cháy có giới hạn chịu lửa trong bao lâu còn tuỳ vào vị trí lắp đặt và mức độ rủi ro của khu vực đó. Ví dụ khu vực có nguy cơ cháy nổ cao thì 120 phút, khu vực toà nhà, văn phòng từ 60 – 90 phút.
6.2. Kiểm định cửa chống cháy dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn nào?
Dựa trên tiêu chuẩn TCVN 9383:2012; TCVN 2622:1995 và quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD. Trong đó, quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD là mới nhất, có thể dùng thay thế 2 tiêu chuẩn trước đây.
6.3. Cửa chống cháy nào thường được dùng trong nhà xưởng?
Tại nhà xưởng đặc biệt là các khu vực sản xuất có nhiệt độ cao thường dùng cửa chống cháy có giới hạn chịu lửa lớn từ 90 đến 180 phú. Các loại cửa thường dùng là cửa thép cánh chống cháy, cửa cuốn thép chống cháy, màn chống cháy vải silica,…
Xem thêm các thông tin liên quan khác
No related posts.