Vì sao cần phải sử dụng các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất? Bụi được sinh ra từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Khắp nơi đều có bụi, tuy nhiên bụi thường tập trung ở các công trường, nhà máy, xí nghiệp… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Mục lục
1. Bụi bắt nguồn từ đâu?
Bụi là những vật chất có kích thước cực nhỏ lơ lửng trong không khí. Bụi tồn tại ở khắp nơi và có xu hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Chúng ta có thể nhìn thấy những hạt bụi kích thước lớn bằng mắt thường. Nhưng những hạt bụi có kích thước nhỏ lại rất khó để nhìn bằng mắt thường.
Bụi sản xuất thường bắt nguồn từ các công trình xây dựng khi thi công làm đất đá, mìn, bốc dỡ nhà cửa… Bụi cũng xuất hiện nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất đồ gỗ, xi măng, gạch, chế biến nông sản…
Bụi hiện được phân theo nhiều loại khác nhau như: Bụi nhiễm độc, bụi gây dị ứng, bụi ung thư, bụi gây xơ phổi… Nếu con người tiếp xúc với bụi sản xuất trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
2. Vì sao cần có biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì lượng bụi tồn tại trong không khí sẽ càng lớn. Do đó, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất. Điều này, không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động mà còn hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và máy móc.
2.1. Tác hại của bụi sản xuất đối với con người
Đối với con người, đặc biệt là những người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi sản xuất có thể gặp các vấn đề sau:
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Bụi sản xuất chứa nhiều trong không khí nên gây ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp. Bụi có thể gây ra tình trạng viêm mũi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp…
- Gây tổn thương da và niêm mạc: Bụi bám vào da gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm da, dị ứng.
- Gây tổn thương mắt: Khi mắt tiếp xúc nhiều với bụi sản xuất sẽ gây nên một số bệnh như viêm giác mạc, bệnh mắt hột, thủng giác mạc, làm giảm thị lực…
- Gây tổn thương tai: Nếu tai của bạn tiếp xúc nhiều với bụi trong sản xuất sẽ rất dễ bị viêm và tắc ống tai.
- Mặt khác, các loại bụi chứa các chất độc như chì, hóa chất, thủy ngân, thạch tín… Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng có thể ngấm vào máu gây nhiễm độc.
2.2. Tác hại của bụi sản xuất với máy móc, nhà xưởng
Bụi sản xuất tồn tại trong nhà máy, xí nghiệp mà không có phương án xử lý sẽ mang lại những tác hại như:
- Bụi bám vào bề mặt làm máy móc nhanh bị mòn.
- Bụi bám vào các ổ trục làm tăng ma sát, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy, nếu để lâu ngày máy móc sẽ dễ hư hỏng.
- Bụi bám vào mạch điện gây nên hiện tượng đoản mạch, có thể gây cháy nổ.
- Bụi tồn tại nhiều trong nhà xưởng sẽ tạo nên môi trường làm việc kém an toàn cho người lao động.
3. Các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất. Dưới đây là những biện pháp phòng chống bụi mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật
Xử lý bụi bằng biện pháp kỹ thuật là một trong những phương pháp hạn chế bụi hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ xử lý bằng kỹ thuật để giảm bụi nhiều nhất có thể.
a. Sử dụng hệ thống lọc bụi
Để loại bỏ bụi bẩn bên trong và ngoài nhà máy, doanh nghiệp thường phải lắp đặt các hệ thống lọc bụi. Mỗi nhà xưởng đều cần có hệ thống một vài hệ thống sau:
- Hệ thống lọc bụi túi: Gồm các túi lọc bụi đặt trong buồng kín cố định. Khi nhà máy hoạt động thì hệ thống đường ống hút sẽ gom bụi trong nhà máy lại một nơi.
- Khử bụi bằng phương pháp ly tâm: Dùng để lọc những loại bụi khô có kích thước lớn 100 – 50µm.
- Hệ thống lọc bụi tĩnh điện: Dùng để lọc những loại bụi có khả năng tĩnh điện, dễ gây cháy nổ như nhôm, titan, than cám, nhựa epoxy… Hệ thống lọc này có thể lọc những loại bụi có kích thước nhỏ từ 10 – 0.005µm, hiệu quả cao từ 85% – 99%.
- Hệ thống lọc ướt: Sử dụng phương pháp ướt kết hợp màng lọc, bọt để xử lý bụi dễ cháy như bột nhôm, magie, bụi ẩm, khí và bụi nhiệt độ cao. Kích thước hạt bụi từ 100 – 1µm.
- Hệ thống lọc hấp thụ: Sử dụng phương pháp chất hấp thụ (zeolite, than hoạt tính) để hấp thụ và loại bỏ chất khí hóa học, khí hữu cơ bay cao.
- Hệ thống lọc hơi và khói: Sử dụng bộ lọc hơi dầu, khói sinh ra từ các máy công cụ và thiết bị sản xuất.
b. Sử dụng thiết bị ngăn bụi
Bên cạnh việc sử dụng hệ thống lọc khí, doanh nghiệp có thể kết hợp thêm các thiết bị ngăn bụi. Thiết bị ngăn bụi có tác dụng ngăn bụi bay vào khu vực làm việc của người lao động, bảo vệ hàng hóa không bị bám bụi…
- Cửa cuốn nhanh: Giải pháp ngăn bụi bẩn, côn trùng hiệu quả cho các nhà xưởng giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và sản phẩm. Cửa đóng mở tự động với tốc độ nhanh giúp ngăn chặn bụi từ bên ngoài vào trong nhà máy hoặc từ khu vực sản sinh ra nhiều bụi.
- Quạt cắt gió: Tạo ra bức màn gió vô hình giúp chia tách không khí giữa hai khu vực. Thiết bị này sẽ giúp ngăn chặn luồng không khí chứa bụi bẩn từ bên ngoài thổi vào khu vực sản xuất.
c. Sử dụng vách ngăn nhựa PVC
Vách ngăn nhựa PVC là một trong những biện pháp kỹ thuật an toàn, hiệu quả. Bạn có thể sử dụng vách ngăn để ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập.
Vách ngăn đóng vai trò như một bức tường kín giúp phân chia các khu vực làm việc luôn được an toàn, sạch sẽ. Bên cạnh đó, vách ngăn còn được sử dụng để ngăn bụi bẩn bay ra ngoài và ngăn tiếng ồn tại khu vực máy móc hoạt động.
Vách ngăn nhựa PVC phù hợp với những doanh nghiệp có yêu cầu khắt khe về độ sạch như nhà máy chế biến thực phẩm; linh kiện điện tử…
3.2. Có biện pháp về tổ chức
Về tổ chức, doanh nghiệp cần bố trí các xí nghiệp, xưởng gia công…. cách xa thành phố, xa các khu dân cư. Công trình nhà ăn, nghỉ ngơi cần được bố trí cách xa khu vực sản xuất sản sinh ra nhiều bụi.
Thời điểm nắng gió, thời tiết hanh khô nên dùng nước tưới ẩm mặt đường để hạn chế bụi bay vào khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổng vệ sinh nơi làm việc để làm giảm trọng lượng bụi lưu trữ trong môi trường sản xuất.
3.3. Trang bị đồ phòng hộ cá nhân
Người lao động cần được trang bị đầy đủ đồ phòng hộ cá nhân khi làm việc dưới môi trường nhiều bụi bẩn. Đây cũng được xem là một trong những biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất hiệu quả, giúp đảm bảo sự an toàn cho người lao động.
Người lao động cần trang bị đầy đủ quần áo phòng hộ, sử dụng khẩu trang, mặt nạ hô hấp, đeo kính bảo vệ mắt – mũi – miệng trong quá trình làm việc. Thường xuyên vệ sinh đồ bảo hộ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
3.4. Biện pháp y tế
Doanh nghiệp cần bố trí phòng tắm trên công trường, xưởng sản xuất để công nhân có thể tắm rửa sạch sẽ sau khi làm việc. Treo các biển báo cấm ăn uống hoặc hút thuốc lá nơi sản xuất.
Bên cạnh đó là thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn. Đồng thời đảm bảo chất lượng khẩu phần ăn hằng ngày của người lao động.
Ngăn chặn, phòng chống bụi là trách nhiệm của các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất. Nếu doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định phòng chống bụi sẽ phải đối mặt với những chế tài xử phạt nghiêm khắc từ các cơ quan kiểm soát.
Các doanh nghiệp sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất để đảm bảo an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Trên đây là những thông tin về bụi và các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được những biện pháp phòng chống bụi an toàn, hiệu quả nhất.
Xem thêm các thông tin liên quan khác
No related posts.