CÔNG-TẮC-DÒNG-CHẢY

Tìm hiểu về chi tiết về công tắc dòng chảy

Rate this post

Công tắc dòng chảy (công tắc báo dòng chảy) là một cách giám sát dòng chảy của nước trong đường ống. Công tắc dòng chảy đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng nhiều trong các nhà máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cùng tìm hiểu công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo, ứng dụng và cách lắp đặt qua bài viết sau.

Giới thiệu về công tắc dòng chảy 

Công tắc dòng chảy (Flowswitch) là một thiết bị cảm ứng, được dùng để phát hiện ra chất lỏng có trong đường ống hay không. Chúng được gọi là công tắc tại vì ngõ ra của chúng có 2 trạng thái ON và OFF tương ứng với chất lỏng có hoặc không ở trong đường ống.

Hai loại công tắc dòng chảy phổ biến
Công tắc dòng chảy là một thiết bị cảm ứng

Ngày nay có rất nhiều loại công tắc dòng chảy tràn lan trên thị trường, nhưng nhìn chung thì hai loại phổ biến nhất vẫn là công tắc dòng chảy dạng cơ và dạng điện tử.

  • Công tắc dòng chảy dạng cơ: Gồm có 1 lá cản gắn phía dưới 1 housing, khi nước chảy qua sẽ sinh 1 áp lực và tác dụng lên lá cản. Lúc này lá cản sẽ được thay đổi vị trí và bật, tắt tiếp điểm NO/NC.
  • Công tắc dòng chảy dạng điện tử: loại này còn được gọi là công tắc cảm biến dòng chảy. Qúa trình phát hiện và xử lý tín hiệu tự động với độ nhạy và độ chính xác cao.

Chi tiết cấu tạo và nguyên lý hoạt động 

Cấu tạo của công tắc dòng chảy

Một công tắc phổ biến sẽ được chia thành 2 phần chính là housing và cảm biến

  • Phần housing: Bộ phận này nằm ngoài bề mặt đường ống có chức năng xử lý chính. Gồm có 1 chân ren, switch on/off, dây dẫn,… Khi bộ phận cảm biến hoặc bộ phận cản sản sinh tác động thì công tắc sẽ chuyển đổi qua một trong hai trạng thái ON/OFF.
  • Phần cảm biến: Bộ phận này được trực tiếp tiếp xúc với chất lỏng ở trong đường ống với hình dạng que, mỏng,… Có thể làm từ inox, đồng, thép,… Khi phần cảm biến phát hiện được dòng chảy sẽ có nhiệm vụ đưa tín hiệu đến phần housing để xử lý.

Ngoài ra còn một số bộ phận phụ như: lá chắn, cầu điều khiển, lò xo đàn hồi, công tắc, áp lực dòng chảy, núm điều chỉnh, lẫy đàn hồi,…

Mô hình chi tiết các thành phần cấu tạo nên công tắc dòng chảy
Một công tắc phổ biến sẽ được chia thành 2 phần chính là housing và cảm biến

Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy

Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy được diễn ra đơn giản. Khi chất lỏng đi qua ống sẽ tạo một áp lực nhất định. Áp lực đó sẽ tác động lên bộ phận cảm ứng hoặc bộ phận cảm của thiết bị. Lúc này thiết bị nhận được tín hiệu và gửi về trung tâm để công tắc sẽ chuyển đổi trạng thái ON/OFF. Khi dòng chảy đi qua công tắc sẽ trả về tín hiệu ON và ngược lại khi không có dòng chảy đi qua, công tắc sẽ trả về tin hiệu OFF.

Ứng dụng thực tế của công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy được dùng phổ biến trong các thiết bị liên quan đến chất lỏng, thường được dùng để kiểm tra chất lỏng có trong đường ống hay không. Ngoài ra còn có thể dùng để đóng mở công tắc điện, bảo vệ cho hệ thống nước nóng,… Hai ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất là:

Công tắc dòng chảy trong máy bơm

Công tắc dòng chảy sẽ giúp cho máy bớm tránh được tình trạng bơm chạy không tải gây quá nhiệt và cháy máy.

Máy bơm khi khởi động sẽ tạo ra dòng chảy bên trong ống, dòng chảy tác dụng lên lá đo của cảm biến và phát tín hiệu đến các tiếp điểm NO/NC.

Với chức năng là bảo vệ máy bơm, khi máy bơm vẫn hoạt động nhưng dòng chảy không đi qua, tiếp điểm sẽ kích hoạt một timer. Trong thời gian này mà giao điểm vẫn không tác động thì máy bơm sẽ tự ngắt hoạt động tránh cho máy bơm bị cháy. Hoặc máy bơm hoạt động trong một thời gian quên ngắt và bắt đầu nóng lên, khi chạm đến giới hạn cho phép công tắc sẽ tự ngắt.

Công tắc dòng chảy hệ thống PCCC

Công tắc dòng chảy được sử dụng nhiều trong hệ thống sprinkler của hệ thống PCCC. Ở những không gian sử dụng PCCC, người ta thường lắp một công tắc dòng chảy kèm với 1 van điện từ. Khi nước chảy qua đường ông, công tắc sẽ đẩy lá chắn tác động vào công tắc báo hiệu cho thiết bị là bên trong có dòng chảy hay không.

Khi xảy ra sự cố cháy, các van báo cháy khi bị đốt nóng thì nước sẽ phun ra và dập tắt đám cháy. Lúc này nước trong đường ống sẽ được kích hoạt, công tắc dòng chảy nhận được tín hiệu và đưa về trung tâm báo cháy thông qua module giám sát.

Hướng dẫn cách lắp đặt công tắc dòng chảy 

Công tắc dòng chảy sẽ có những bộ lưỡi cắt, tùy thuộc vào kích thước đường ống mà cho ra những kích cỡ khác nhau. Nên khi mua công tắc dòng chảy bạn nên xác định trước kích thước của đường ống để việc lắp đặt dễ dàng hơn và không bị giảm thiểu mất mát về áp suất.

Bảng hướng dẫn lắp đặt công tắc dòng chảy cơ bản
Hướng dẫn chi tiết các bước lắp đặt công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy nên lắp ở trên đường ống với thanh điều khiển thẳng đứng theo hướng dòng chảy được chỉ bởi mũi tên trên nắp và trên thân sản phẩm.

Các bước lắp đường ống như sau:

  • Đầu tiên cắt đường ống làm đôi.
  • Sử dụng co chữ T để nối hai đầu đường ống vừa cắt.
  • Nối công tắc dòng chảy trên đầu chữ T còn lại là xong.

Những lưu ý khi sử dụng:

Thiết bị sau khi được dùng một thời gian nên được bảo dưỡng để tuổi thọ có thể kéo dài hơn và hoạt động được chính xác hơn. Nhưng khi bảo dưỡng phải chú ý đến quá trình để không xảy ra sai xót.

Trước khi bảo dưỡng cần rứt điện khỏi ổ cắm và ngắt nguồn điện. Đóng van và máy bơm.

Bảo dưỡng theo đúng quy trình: Trước tiên mở hai ốc ren, vệ sinh bên trong khoang công tắc. Sau đó vệ sinh đầu dò điện cực, đảm bảo dòng chảy sẽ không bị cản lại ở đây. Cuối cùng là lắp lại như trạng thái ban đầu và cho vận hành thử.

Không nên tháp nắp công tắc khi mà công tắc điện đang bật, không nên rắc nước vào công tắc, không nên kết nối dây điện sau khi tắt nguồn vì có thể sẽ bị xảy ra sốc điện.

Không kết nối một tải vượt quá đánh giá điện và khi lắp đặt công tắc nên theo mũi tên hiển thị.

Chỉ nên sử dụng cho các chất lỏng không ăn mòn, có vận tốc dòng chảy 2m/s hoặc ít hơn.

Bên trên là tất cả chia sẻ của chúng tôi về Công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo, ứng dụng và cách lắp đặt. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Nguồn: thuannhat.com.vn/cong-tac-dong-chay-la-gi/

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top