Đối với những doanh nghiệp sản xuất luôn đặt chất lượng lên hàng đầu thì không thể thiếu quy trình kiểm soát chất lượng hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng. Thuật ngữ AQL là một tiêu chuẩn quan trọng hay được sử dụng trong ngành kiểm soát về mảng chất lượng sản phẩm. Hãy cùng MECI tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn AQL qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tổng quan về tiêu chuẩn AQL
Tiêu chuẩn AQL được viết tắt từ Acceptable Quality Level hoặc Acceptable Quality Limit tạm dịch là “mức độ chất lượng chấp nhận được”. Thông thường các doanh nghiệp sẽ áp dụng tiêu chuẩn này để hướng tới mục tiêu thống kê và kiểm soát chất lượng của lô hàng.
Thông qua tiêu chuẩn AQL giúp doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng xác định được những hàng hóa bị lỗi được chấp nhận qua số liệu thống kê. Mỗi hàng hóa, kích thước mẫu trong quá trình kiểm tra chất lượng sẽ có mỗi mức độ khác nhau được biểu thị dưới dạng tỉ lệ phần trăm hoặc cũng có thể được thể hiện qua tỷ lệ của số lượng sản phẩm lỗi trên tổng số lượng sản phẩm được kiểm tra.
2 cấp kiểm tra theo tiêu chuẩn AQL
Khi áp dụng thống kê AQL thì hàng hóa sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên, tiếp đến là tiến hành so sánh giữa 2 chỉ tiêu là hàng hóa bị lỗi và số lượng xác định, cuối cùng là tiếp tục xác định nguyên nhân gây ra lỗi. Có 2 cấp kiểm tra theo tiêu chuẩn AQL.
Cấp kiểm tra chung
Thông thường sẽ có ba cấp độ kiểm tra chung (General I, General II và General III) trong bảng AQL. Hãy dùng tìm hiểu chi tiết 3 cấp độ kiểm tra chung nhé!
- GI – Kiểm tra ít đơn vị: Đây là cấp độ kiểm tra phân phối những mẫu nhỏ nhất trong ba cấp độ. Giúp bạn tối ưu ngân sách và thời gian kiểm tra đồng thời độ tin tưởng cũng sẽ thấp hơn.
- GII- Kiểm tra mặc định và phổ biến nhất: Một số công ty giám định đôi khi gọi GII AQL là một cỡ mẫu thông thường. Đây là cấp độ kiểm tra thường được chọn nhất, vì được thực hiện trên phạm vi phủ rộng với mức ngân sách tương đối thấp.
- GIII – Kiểm tra tối đa: Là cấp độ kiểm tra cung ứng cỡ mẫu lớn nhất cho lô hàng của bạn. Được thực trên phạm vi kiểm tra lớn nhất và đảm bảo được chất lượng của đơn hàng lớn nhất. Đối với những đơn hàng có giá trị cao thì bạn nên chọn cấp kiểm tra GIII để giảm thiểu rủi ro cho những sản phẩm lỗi có trong đơn hàng.
Đây là cấp độ kiểm tra cỡ mẫu lớn, có độ tin tưởng cao vào kết quả tuy nhiên sẽ tốn thời gian và ngân sách.
Cấp kiểm tra đặc biệt
Khác với kiểm tra chung xác định cỡ mẫu và chọn mức độ kiểm tra phù hợp thì cấp kiểm tra đặc biệt (S-1, S-2, S-3 và S-4) sử dụng cho những sản phẩm nhất định có trong danh sách kiểm tra của nhà sản xuất.
Để phân biệt được 4 cấp độc kiểm tra đặc biết AQL thì bạn có thể dựa vào cỡ mẫu mà chúng sản xuất:
- S-1 (Mã ký tự C)
- S-2 (Mã ký tự D)
- S-3 (Mã ký tự E)
- S-4 (Mã ký tự G)
Mức đặc biệt được chọn sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của sản phẩm và những bài kiểm tra được yêu cầu. Một số trường hợp có thể đảm bảo số lượng mẫu cao hơn, trong khi những trường hợp khác có thể đảm bảo được số lượng ít hơn.
5 bước để kiểm soát chất lượng bằng quy trình AQL
Thông thường các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thường áp dụng quy trình AQL vào khâu kiểm tra chất lượng. Vậy các bước và quy trình thực hiện như thế nào cùng nhau tìm hiểu qua phần dưới đây
Lên kế hoạch lấy mẫu
Trước tiên cần xác định được số lượng đơn vị sẽ có trong lô mẫu của sản phẩm đang sản xuất, số lượng phụ thuộc vào tổng số đơn vị có trong lô. Sau khi xác định được số lượng đơn vị sản phẩm có trong lô bạn hãy lưu ý những đơn vị có lỗi nhỏ, lớn có trong lô hàng đó.
Chọn ngẫu nhiên các đơn vị mẫu
Khi chọn mẫu ngẫu nhiên bạn hãy chọn từ trên cùng, ở giữa và dưới cùng trong nhiều lô sản phẩm. Như vậy kết quả kiểm tra sẽ chuẩn và đáng tin cậy hơn.
Kiểm tra từng đơn vị trong lô mẫu
Bước này cần chọn sản phẩm từ danh sách và tiến hành tìm ra các tiêu chí kiểm tra phù hợp. Tiêu chí này sẽ được đánh giá và quyết định cung cấp một danh sách tiêu chuẩn hóa các lỗi nằm tạm chấp nhận được.
Tiến hành kiểm tra từng mục trong lô mẫu: trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện những điểm không phù hợp, số lượng đơn vị ảnh hưởng và mức nghiêm trọng dựa trên các tiêu chí đã đề ra như nhỏ, lớn, nghiêm trọng thì tiếp tục kiểm tra thu thập và phân tích.
Những dữ liệu sản xuất kể cả lỗi sẽ được gửi về các đơn vị phụ trách phân tích và đưa ra các phương án phù hợp.
Xác định số đơn vị bị lỗi
Lỗi sẽ được chia làm 2 loại:
- Lỗi dưới mức tối đa: Nếu số lượng lỗi của các mức độ nhỏ, lớn, nghiêm trọng dưới mức tối đa thì có thể tạm chấp nhận được.
- Lỗi ở mức tối đa hoặc vượt mức tối đa: Bạn cần thông báo ngay với đơn vị phụ trách và cần phải xác định được tổng số đơn vị (sản phẩm) bị lỗi.
Báo cáo mọi vấn đề về chất lượng
Để thực hiện báo cáo về vấn đề chất lượng, trong bảng báo cáo cần thể hiện rõ và đầy đủ những thông tin dưới đây:
- Số đơn hàng
- Loại lỗi (dựa trên Chính sách chất lượng)
- Mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết (nhỏ, lớn, nghiêm trọng)
- Tổng số đơn vị bị ảnh hưởng
- Hình ảnh về khiếm khuyết
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được tiêu chuẩn AQL là gì? Tại sao những doanh nghiệp, nhà sản xuất và công ty cần áp dụng tiêu chuẩn AQL để kiểm tra hàng hóa. Tùy vào giá trị sản phẩm, số lượng sản phẩm trong lô hàng mà doanh nghiệp cũng như nhà sản xuất sẽ chọn mức độ kiểm tra phù hợp để xác định được các lỗi trong một lô hàng. Từ đó giảm thiểu tổn rủi ro trong quá trình giao dịch. Hãy theo dõi MECI để nhận được thêm nhiều bài viết hữu ích nhé!
Câu hỏi thường gặp
AQL là gì?
AQL là viết tắt của “Acceptable Quality Limit” (Giới hạn chấp nhận được về chất lượng). Đây là một số lượng hoặc tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng được chấp nhận trong một lô hàng cụ thể.
Tại sao AQL quan trọng trong quản lý chất lượng sản phẩm?
AQL là một công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng sản phẩm vì nó giúp xác định mức độ chấp nhận được của các lỗi trong một lô hàng. Điều này giúp nhà sản xuất và nhà cung cấp quyết định liệu họ nên chấp nhận hoặc từ chối lô hàng đó