thumb của Tại sao đèn diệt côn trùng không diệt muỗi?

Tại sao đèn diệt côn trùng không diệt muỗi?

Rate this post

Có nhiều khách hàng sau khi sử dụng đèn diệt côn trùng vẫn bị muỗi chích, phải chăng do mua nhầm hàng kém chất lượng? Không phải, thật ra thì tất cả các loại đèn diệt côn trùng công nghiệp đều không hiệu quả với loài muỗi. Lý do tại sao đèn diệt côn trùng không diệt muỗi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cặn kẽ thắc mắc này, mời bạn đọc!

1. Nguyên lý hoạt động của đèn diệt côn trùng

Đèn diệt côn trùng hoạt động như một cái bẫy, đèn phát ra ánh sáng UVA màu xanh hoặc tím có bước sóng trong khoảng 300 – 420 nm tương tự như ánh sáng của mặt trăng để thu hút côn trùng. Phát minh này ứng dụng đặc tính sinh học của côn trùng, vào ban đêm côn trùng sử dụng nguồn sáng từ mặt trăng để định vị hướng bay đi tìm thức ăn và đường về tổ. 

Khi côn trùng nhìn thấy nguồn sáng xanh, chúng bị nhầm lẫn với ánh sáng mặt trăng và lao vào đèn, ngay lập tức sẽ bị tiêu diệt bởi lớp lưới điện hoặc miếng keo dán được lắp sẵn bên trong. Đèn côn trùng lưới điện sẽ “nướng chín” công trùng tương tự như cái vợt muỗi, còn với loại đèn keo côn trùng sẽ dính chặt trên bề mặt miếng keo và chết từ từ.

cận cảnh chiếc đèn diệt côn trùng keo dính, trên bề mặt miếng keo có nhiều xác côn trùng
Ánh sáng UVA có màu xanh để thu hút côn trùng

2. Tại sao đèn diệt côn trùng không diệt muỗi?

Sự thật là đèn diệt côn trùng vẫn diệt muỗi nhưng chỉ hiệu quả khi không có con người hoặc động vật máu nóng ở gần đó thôi. Vì sao ư? Cùng tìm hiểu một chút kiến thức sinh học nào.

Thức ăn yêu thích của loài muỗi là máu, chúng định vị nguồn thức ăn này dựa trên mùi mồ hôi, nhiệt độ cơ thể và khí CO2 của vật chủ. Thế nhưng không phải động vật máu nóng nào cũng có mồ hôi hay nhiệt độ cơ thể như nhau (ví dụ người là 37 độ C, chó mèo trong khoảng 38 – 39,5 độ C) nhưng có một điểm chung là tất cả đều thở ra khí CO2.

một con muỗi bụng đầy máu đậu trên da
Máu là thức ăn yêu thích của muỗi

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng muỗi đã tiến hoá và trở nên đặc biệt nhạy bén với khí CO2. Mặc dù vẫn bị hấp dẫn bởi ánh sáng có bước sóng 320 – 400 nm phát ra từ đèn diệt côn trùng nhưng khi có con người hoặc động vật máu nóng xuất hiện gần đó muỗi sẽ ngay lập tức chuyển mục tiêu bám theo nguồn thức ăn chất lượng. Đó là lý do tại sao đèn diệt côn trùng không hiệu quả khi dùng để diệt muỗi. 

Ngoài thị trường rất nhiều đèn diệt côn trùng công nghiệp được quảng cáo rằng có thể diệt được muỗi, MECI khuyên bạn hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ trước khi mua vì hầu hết các nhà cung cấp khác đang lừa bạn đấy. MECI thì không như thế, chúng tôi chỉ bán đèn diệt côn trùng hiệu quả với các loài ruồi, mối bay, kiến cánh, thiêu thân,… và không diệt được muỗi. Điều này luôn được nhân viên MECI nhắc nhở khách hàng trước khi đặt hàng.

hình vẽ hai công nhân đang nhìn cái đèn diệt côn trùng, có một con muỗi to đang bay lại gần hai người công nhân
Muỗi bị thu hút bởi khí CO2 từ con người hơn ánh sáng xanh

3. Có loại đèn nào diệt muỗi hiệu quả không?

Có đấy! Nếu nhu cầu duy nhất của bạn chỉ là để diệt muỗi trong nhà ở thì hãy sử dụng đèn bắt muỗi chuyên dụng. Loại đèn này phát ra ánh sáng UVA màu xanh hoạt tím tương tự như đèn diệt côn trùng nhưng được kết hợp thêm hệ thống phun khí CO2, gấp đôi sức hấp dẫn khiến loài muỗi không thể chối từ. 

Đèn bắt muỗi có cơ chế hoạt động khá giống đèn diệt côn trùng, cũng thu hút muỗi đến gần sau đó tiêu diệt chúng. Nhưng loại đèn này thường sử dụng cơ chế diệt bằng lưới điện hoặc có một hệ thống tạo ra lực hút hút muỗi vào bên trong và nhốt chúng lại. Thiết kế bên ngoài cũng nhỏ gọn và thẩm mỹ hơn thích hợp sử dụng trong nhà ở.

hình vẽ cấu tạo chi tiết của đèn bắt muỗi
Cấu tạo đèn bắt muỗi (nguồn: rentokil)
đèn bắt muỗi mosclean màu đen trên nền trắng
Đèn bắt muỗi cho gia đình

Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc tại sao đèn diệt côn trùng không diệt muỗi và chọn được loại đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Cảm ơn bạn đã xem bài viết!

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top