thumb của Rèm nam châm có mất từ tính không?

Rèm nam châm có mất từ tính không? Sau bao lâu thì mất?

Rate this post

Nhờ có viền nam châm được nẹp ở hai cạnh bên của sợi rèm, rèm nam châm có độ kín khít cao nhất trong các loại rèm thả sợi. Có nhiều ý kiến cho rằng sau một thời gian các sợi rèm sẽ không thể liên kết chặt chẽ với nhau nữa. Vậy rèm nam châm có mất từ tính không? Sau bao lâu thì hư hỏng?

1. Rèm nam châm sử dụng loại nam châm gì?

Viền nam châm được nẹp ở hai cạnh bên mỗi dải nhựa PVC sử dụng nam châm vĩnh cửu, loại ferrite có giá thành rẻ, dễ mua nên được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Bột nam châm ferrite sẽ được pha trộn với cao su tổng hợp hoặc nhựa (CPE hoặc NBR) để tạo ra được sợi nam châm dẻo, có thể uốn cong linh hoạt theo chuyển động của sợi rèm. 

cuộn nam châm sợi được cuộn tròn có 1 bàn tay cần 1 đầu sợi nam châm đưa lên
Nam châm ferrite dạng sợi, dẻo dai
cạnh tấm nhựa pvc trong suốt được nẹp lớp cao su dẻ, bên trong chứa sợi nam châm
Nam châm được nẹp ở cạnh bên tấm nhựa PVC

2. Rèm nam châm có mất từ tính không?

Do sử dụng loại nam châm vĩnh cửu nên việc hai sợi nam châm mất hoàn toàn từ tính và không còn liên kết với nhau nữa là chuyện của hàng trăm năm sau. 

Nhưng lực hút của các sợi nam châm sẽ giảm dần theo thời gian, theo các nhà nghiên cứu các loại nam châm vĩnh cửu sẽ bị khử từ tính trung bình khoảng 0,1 đến 0,3% mỗi năm. Tốc độ có thể nhanh hay chậm hơn tùy vào chất lượng nam châm và điều kiện môi trường sử dụng. 

viền nam châm hai bên tấm nhựa pvc trong suốt hít lấy nhau
Viền nam châm hít lấy nhau, tạo ra sự liên kết cho cả bộ rèm
rèm nhựa nam châm được lắp tại lối đi thông ở giữa 1 cái nhà
Rèm nam châm với độ kín khít cao

3.Các yếu tố làm giảm sự kín khít của rèm nam châm

3.1 Nhiệt độ cao

Khi nhiệt độ tăng cao các phân tử bên trong sợi nam châm di chuyển nhanh hơn, điều này sẽ làm giảm sức mạnh từ tính, khiến lực hút giữa hai tấm rèm yếu đi. Nếu sử dụng rèm trong môi trường nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài độ kín khít của rèm nam châm sẽ giảm đi và không thể khôi phục khi làm mát trở lại.

khu vực nung sắt, có lò nung đang rực lửa trong nhà máy chế biến thép
Tránh treo rèm khu vực có nhiệt độ quá cao

3.2 Môi trường ẩm ướt

Sợi nam châm được dùng không có lớp mạ kim loại bên ngoài do nó được nẹp bên dưới lớp nhựa cao su, việc tráng thêm lớp mạ là không cần thiết. Nếu sử dụng trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước khi lớp cao su bị mòn hoặc rách, nước sẽ dính vào bề mặt nam châm khiến nó bị gỉ sét, bị ăn mòn, từ tính bên trong cũng sẽ giảm đi. 

Ngoài ra nước có thể tạo ra một lớp mỏng trên bề mặt lớp cao su, làm giảm tiếp xúc trực tiếp giữa hai viền nam châm khiến từ tính suy yếu. 

kho lạnh có nhiều kệ hàng chứa trái cây, thịt cá
Không nên treo rèm trong các kho đông, kho lạnh, nơi ẩm ướt

3.3 Bụi bẩn

Trong môi trường nhiều bụi bẩn, lâu ngày không lau chùi bụi sẽ bám trên bề mặt, tạo ra 1 lớp phân cách, cản trở 2 viền nam châm hút lấy nhau. Giống như khi có vật cản phi từ tính ở giữa, hai viền nam châm sẽ giảm lực hút đáng kể. 

trong nhà máy có nhiều máy móc kích thước lớn, thải ra nhiều bụi bẩn
Môi trường nhiều bụi bẩn cần thường xuyên lau sạch rèm

3.4 Va đập mạnh

Khi chịu lực va đập lớn sợi nam châm bên trong lớp cao su sẽ bị nứt vỡ, cong vênh làm mất dần từ tính. Đó lý do tại sao MECI không khuyến khích bạn lắp rèm ở vị trí xe hàng, xe nâng thường xuyên qua lại. Một phần là vì nẹp đốt trọng chân rèm và lực hút nam châm sẽ gây vướng víu, bất tiện, một phần còn là vì rèm nam châm sẽ nhanh bị hỏng hơn.

3.5 Các thiết bị điện tử 

Đồng hồ, tivi, tủ lạnh, máy đo nhịp tim,… hay các thiết bị điện tử thường thấy trong nhà xưởng như máy CNC, hệ thống tự động hoá, máy in 3D,… sẽ bị ảnh hưởng bởi từ tính của nam châm, từ đó hoạt động kém hiệu quả và không chính xác. Ngược lại bức xạ điện từ từ các thiết bị này cũng sẽ làm giảm từ tính, khiến lực hút của viền nam châm suy yếu.

có một bàn tay đang điều khiển một thiết bị tự động hoá
Không nên treo rèm nam châm tại gần các thiết bị điện tử cần độ chính xác cao

Tóm lại để lực hút của hai viền nam châm không bị yếu đi bạn cần phải thường xuyên vệ sinh rèm, lau chùi bụi bẩn. Tránh sử dụng rèm trong môi trường quá khắc nghiệt, nhiệt độ và độ ẩm cao, tránh lắp rèm gần các thiết bị điện điện tử hay các khu vực uôn phải chịu va đập mạnh. 

4. Lực hút giữa các sợi rèm yếu phải làm sao?

Sau một thời gian dài sử dụng nếu nhận thấy lực hút của viền nam châm không đủ mạnh để giữ hai sợi rèm dính chặt lấy nhau nữa, chỉ cần một cơn gió thổi nhẹ các sợi rèm sẽ tách nhau ra và bay lộn xộn. Nhưng phần nhựa PVC được bảo quản tốt, chưa bị ố vàng, có thể tiếp tục sài được, MECI có thể giúp bạn thay viền nam châm mới, bộ rèm nam châm sẽ kín khít lại như ban đầu. 

Việc thay viền nam châm mới tương tự như cách người thợ may thay chun quần. Chỉ cần rọc một đường dài để tháo nẹp nhựa cùng nam châm cũ, thay nam châm mới và tiến hành hàn lại là xong

bức ảnh sợi nhựa nam châm có cái hình tròn chỉ ra từ viền nam châm, bên trong hình tròn là cận cảnh lõi nam châm trồi lên bên dưới lớp cao su
Cận cảnh lõi nam châm bên dưới nẹp cao su

5. Mua rèm nam châm ở đâu uy tín, chất lượng?

Nếu bạn cần mua rèm nhựa nam châm hãy liên hệ ngay cho MECI. Chúng tôi có hơn 13 năm kinh nghiệm, cam kết cung cấp cho bạn những bộ rèm chất lượng nhất, sử dụng nhựa PVC nguyên sinh cùng các linh phụ kiện được chọn lọc kỹ lưỡng mang đến độ bền cao.

Chúng tôi hỗ trợ tư vấn tận tình để bạn có thể chọn được bộ rèm nhựa nam châm với màu sắc, bản rộng và độ dày phù hợp. Đội ngũ kỹ thuật sẽ đến khảo sát ngay khi bạn liên hệ để đưa ra phương án đúng với nhu cầu và mục đích sử dụng, việc lắp đặt tận nơi sẽ được tiến hành ngay sau đó. 

Anh kỹ thuật MECI đang lắp đặt rèm nam châm
MECI chuyên sản xuất và lắp đặt rèm nhựa nam châm

Công ty Cổ phần Công nghiệp MECI Sài Gòn

Chúng tôi là

nhà xưởng

"Ô Sin"

Scroll to Top