MSDS là gì? Vì sao chúng ta thường nhìn thấy thuật ngữ này trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Liệu có điều gì chúng ta cần lưu ý sau những cái viết tắt này không?
Tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng với MECI Sài Gòn nhé.
Mục lục
MSDS là gì?
MSDS là các ký tự được viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh, Material Data Safety Sheets. Trong tiếng Việt, MSDS còn được dịch là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Về cơ bản, MSDS là một dạng văn bản tổng hợp các thông tin liên quan đến một hóa chất cụ thể nào đó.
Các MSDS được tạo ra nhằm hướng dẫn cho những người phải tiếp xúc với các hóa chất này trong một thời gian nhất định các chỉ dẫn và quy trình để làm việc, xử lý chúng một cách an toàn nhất.
Bảng chỉ dẫn MSDS được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thường thấy trên các kiện hàng mang tính chất nguy hiểm, dễ cháy nổ, dễ bay hơi độc hoặc có mùi,… Để đảm bảo an toàn lao động, các quy định liên quan đến MSDS thường được công bố rõ ràng và được tổ chức kiểm tra chặt chẽ.
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) có những thông tin gì?
Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) tiêu chuẩn phải đảm bảo có những thông tin sau:
- Thông tin, tên gọi sản phẩm: bao gồm tên gọi sản phẩm, tên gọi hóa học, các tên gọi khác nếu có và các số đăng ký CAS, RTECS,…
- Các thuộc tính lý học của hóa chất: biểu hiện bề ngoài, mùi vị, màu sắc, tỷ trọng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, điểm nổ, điểm bắt lửa, điểm tự cháy, tỷ lệ bay hơi, độ nhớt, thành phần % cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong dung môi,…
- Thành phần hóa học: họ hóa chất, công thức hóa học, phản ứng hóa học với các chất axit, bazo, oxi hóa,…
- Các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe con người: độc tính, các hiệu ứng tác động xấu đến mắt, hệ hộ hấp, hệ tiêu hóa, da, khả năng sinh sản, gây ung thư, đột biến,… cùng các biểu hiện của ngộ độc cấp tính và kinh niên.
- Các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm như cháy nổ, tác động đến người lao động được tính trên thang đánh giá NFPA từ 0 đến 4.
- Các thiết bị bảo hộ đi kèm khi làm việc với hóa chất đó.
- Quy trình làm việc khi tiếp cận với các hóa chất.
- Các trợ giúp y tế trong trường hợp khẩn cấp như ngộ độc tai nạn liên quan đến hóa chất.
- Điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ và bảo quản hóa chất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các chất không tương thích trong kho,…
- Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất sau khi sử dụng, xử lý kho hàng lưu trữ theo định kỳ và có những biện pháp xử lý khi hóa chất bị rò rỉ ra bên ngoài.
- Các thiệt bị, công cụ, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong PCCC.
- Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
- Khả năng và hệ số tích lũy sinh học BCF.
- Quy định về tem mác, đóng gói và vận chuyển.
Những điều doanh nghiệp cần biết về MSDS trong xuất nhập khẩu
Trách nhiệm chung
Từ trước đến nay, quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu luôn được tổ chức rất khắt khe. Do đó, khi vận chuyển các hóa chất nguy hiểm và độc hại, cả đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu đều phải chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề xảy ra với chúng.
Cụ thể, khi vận chuyển hóa chất độc hại, đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu phải:
- Chuẩn bị MSSD cho từng sản phẩm riêng biệt của họ.
- Phải cung cấp đầy đủ thông tin cho chủ lao động hoặc dân cư sinh sống gần khu vực sử dụng và lưu trữ hóa chất.
- Kiểm tra và sửa đổi bổ sung MSDS thường xuyên. Ít nhất là 5 năm 1 lần để đảm bảo thông tin luôn chính xác.
Trách nhiệm của các bên liên quan
Ngoài nhà xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu, người lao động phụ trách bảo quản các hóa chất độc hại cũng phải chịu trách nhiệm với mọi vấn đề xảy ra.
Nhà xuất khẩu
- Phải có MSDS để kiểm soát được quá trình xuất nhập khẩu cho sản phẩm.
- Thông tin phải đảm bảo độ chính xác và phù hợp với từng sản phẩm. Thông tin cần phải cập nhật được xuyên tránh việc bị quá hạn.
- Đảm bảo người mua có đầy đủ bảng MSDS trước khi giao hàng hoặc nhận hàng.
- Người bán phải cung cấp những thông tin kể cả những thông tin thương mại bí mật cho phép khi các y bác sĩ cứu người. Những thông tin được phép giữ bí mật là nồng độ, công thức pha chế,…
Bên nhập khẩu
- Đảm bảo MSDS lấy từ bản gốc của nhà cung cấp đầu tiên.
- Lưu ý các thông tin MSDS và thời gian cập nhật, hóa chất có sự thay đổi thông tin phải được cập nhật trước 90 ngày và cứ mỗi 3 năm sẽ có bản cập nhật mới.
- Phổ cập bản sao đến những nơi làm việc có khả năng tiếp xúc với các hóa chất.
- Có thể thêm thông tin vào MSDS nhưng không được lược bớt thông tin đi so với bản đầu tiên.
Người lao động
- Theo dõi đầy đủ các thông tin để có kiến thức tự phòng tránh theo chỉ dẫn.
- Nắm rõ các mục trong MSDS để khi có tình huống khẩn cấp có thể kịp thời xử lý.
Tổng kết
Qua bài viết trên, MECI Sài Gòn đã giải đáp cho bạn câu hỏi “MSDS là gì?”. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp các thông tin tổng quan về bảng chỉ dẫn hóa chất này. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thông tin sơ lược.
Nếu bạn đọc đang quan tâm đến việc xuất nhập khẩu hóa chất, vui lòng nghiên cứu thêm các nguồn tài liệu uy tín để được cung cấp đầy đủ thông tin nhất. Nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động, tránh gây thiệt hại đến người lao động và cư dân xung quanh.
MSDS là gì?
MSDS (Material Data Safety Sheets) là một dạng văn bản tổng hợp các thông tin liên quan đến một hóa chất cụ thể nào đó.
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) có những thông tin gì?
Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) tiêu chuẩn phải đảm bảo có những thông tin: thông tin, tên gọi sản phẩm, thuộc tính lý học của hóa chất, thành phần hóa học,…
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất nhập khẩu hóa chất?
Do quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu luôn được tổ chức rất khắt khe. Vì vậy, khi vận chuyển các hóa chất nguy hiểm và độc hại, cả đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu đều phải chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề xảy ra với chúng.