Hầu hết, các doanh nghiệp có hàng hóa lưu trữ đều quan tâm đến vấn đề quản lý kho sao cho hiệu quả và chặt chẽ nhất. Khi kho hàng được quản lý tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động bán hàng được thuận lợi hơn. Chính vì thế, hệ thống quản lý kho hàng WMS được nghiên cứu và cho ra mắt thị trường. Nếu bạn chưa biết đến giải pháp tối ưu này, hãy cùng với MECI tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây nhé!
Mục lục
Hệ thống quản lý kho hàng WMS là gì?
Hệ thống quản lý kho hàng WMS là giải pháp được nghiên cứu và thiết kế nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực quản lý kho hàng. Hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, kiểm soát quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, tồn kho, vận chuyển,… giúp hoạt động buôn bán và đặt hàng từ nhà cung cấp.
Phần mềm WMS sẽ giúp tối ưu hóa tất cả các quy trình quản lý kho để quản lý doanh nghiệp có thể nhìn thấy thông tin tổng quát hơn về kho hàng. Bên cạnh đó, WMS cũng giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa về nguồn nhân lực lao động, đầu tư kho, trang thiết bị công nghiệp.
Hệ thống quản lý kho hàng WMS đảm bảo được sự thống nhất giữa các bộ phận với nhau. Trường hợp có đơn đặt hàng mới, hệ thống sẽ thông báo số lượng tồn cho cho từng sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Khi có hệ thống WMS, nhân viên sẽ không phải tự đi kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn kho là bao nhiêu nữa. Điều này giúp tối ưu thời gian và công sức rất hiệu quả.
Ưu điểm của WMS đối với doanh nghiệp
Hệ thống quản lý kho WMS thiết lập quy trình quản lý kho hàng tối ưu và nâng cao hiệu quả. Dưới đây mà một số ưu điểm của WMS đối với doanh nghiệp:
- Giảm thiểu khoản chi phí vận hành: Kho hàng là một trong những bộ phận gây tốn nhiều thời gian để quản lý và nhân sự. Khi đưa phần mềm WMS vào doanh nghiệp sẽ giảm thiểu chi phí vận hành. Không những thế, các quy trình cần thực hiện thủ công cũng được cắt giảm giúp hạn chế nhân sự hơn trước.
- Luôn cập nhật trạng thái tồn kho theo thời thời gian thực: Bộ phận kho hàng cùng với bộ phận kinh doanh tiến hành theo dõi các dữ liệu để dễ dàng quản lý. Điều này giúp cho tình trạng nhập hàng quá mức làm lãng phí hoặc nhập hàng quá ít không đủ số lượng cung cấp cho khách hàng.
- Luôn có thông báo cảnh báo hàng tồn tối thiểu: Tính năng này giúp phòng tránh trường hợp lưu trữ quá nhiều hàng làm tổn hại chi phí nhà kho, nhân viên,… Trường hợp hàng hóa đạt ngưỡng tối thiểu, hệ thống WMS sẽ tự động gửi thông báo để nhân viên kho lên kế hoạch trang bị hàng mới.
- Gia tăng năng suất lao động và cải thiện mức độ bảo mật: Hệ thống sẽ ghi nhận và cập nhật các dữ liệu sẽ hạn chế được lỗi sai. Nhân viên chỉ được cài đặt một vai trò nhất định và không thể truy cập vào những báo cáo hoặc phân tích quan trọng khác.
WMS mang lại nhiều lợi thế giúp cho việc quản lý kho hàng trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Một số hệ thống quản lý kho hàng tiêu biểu
Hiện nay, hệ thống quản lý kho hàng WMS được chia thành các loại phổ biến dựa trên tính kết nối của WMS là:
- Hệ thống quản lý kho hàng độc lập và tích hợp: Đối với hệ thống tích hợp sẽ được kết hợp với hệ thống ERP. Một số chức năng sẽ được liên kết với sản xuất, bán hàng, kế toán. Người quản lý dễ dàng nắm bắt được tổng thể kinh doanh của cả doanh nghiệp và từng bộ phận.
- Đối với hệ thống quản lý kho WMS độc lập: có chức năng phục vụ cho bộ phận kho hàng. Thế nên, hệ thống này hạn chế tính liên kết giữa các bộ phận với nhau.
- Hệ thống WMS tại chỗ và trên đám mây: WMS tại chỗ là phần mềm được mua một lần, sau đó cài đặt trên thiết bị của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo trì cho phần cứng và phần mềm trên hệ thống, giúp kiểm soát chặt chẽ được dữ liệu nhưng chi phí khá cao.
Doanh nghiệp có mô hình vừa và nhỏ, WMS đám mây là một trong những sự lựa chọn phù hợp nhất. Hệ thống có thể tăng, giảm theo quy mô rất đơn giản và trả phí theo nhu cầu sở hữu.
Doanh nghiệp có thể chọn lựa một trong hai loại hệ thống trên để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Từ đó, việc quản lý kho hàng sẽ được kiểm soát rất hiệu quả và tiện lợi hơn.
Tính năng nổi bật của hệ thống quản lý kho hàng WMS
Hệ thống quản lý kho hàng WMS hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và quản lý kho hàng một cách chặt chẽ. Dưới đây là một số tính năng nổi bật về hệ thống này:
- Quản lý không gian trong kho: Hệ thống thiết kế và phân bổ hàng hóa rõ ràng, chi tiết theo từng kho ứng với vị trí khác nhau.
- Theo dõi xuất nhập kho và hàng tồn.
- Quản lý vận chuyển và đơn đặt hàng: Cập nhật thông tin về các đơn hàng cùng với lý lịch giao hàng của bên vận chuyển để dễ dàng theo dõi hơn.
- Quản lý nhân sự và kho bãi: Hệ thống quản lý kho WMS hỗ trợ việc giám sát và cho đánh giá về công nhân viên kho hàng và cho phép quản lý được nhiều kho hàng trên cùng một hệ thống.
- Cung cấp báo cáo chi tiết: Nhằm đưa ra các chiến lược xuất nhập kho sao cho hiệu quả và dễ dàng phát hiện nguy cơ để xử lý kịp thời.
Một số tính năng WMS được MECI cung cấp phía trên nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về WMS một cách trực quan nhất.
Hệ thống quản lý kho hàng WMS hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý và vận hành kho hàng hiệu quả. Do đó, người quản lý thuận tiện theo dõi tình trạng kho hàng và xử lý rủi ro một cách nhanh chóng hơn. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa, hãy theo dõi MECI để được cung cấp nhiều nội dung độc đáo hơn nhé!
Câu hỏi thường gặp
Một số lưu ý khi chọn phần mềm WMS là gì?
Khi lựa chọn hệ thống WMS để cài đặt cho doanh nghiệp, bạn nên ưu tiên những phần mềm dễ thao tác và sử dụng, chi phí vận hành phù hợp, có thể tích hợp nhiều nền tảng khác nhau,…
Nhược điểm của hệ thống WMS trên đám mây là gì?
WMS trên đám mây sẽ không phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình quản lý kho hàng phức tạp.