Hệ thống ERP là gì? Chắc hẳn đây là một thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp trong hoạt động điều hành quản lý hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hệ thống ERP là gì nhé!
Mục lục
1. Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP là gì? Đây là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning Systems được dịch ra là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây được coi là một giải pháp quản lý đa chức năng giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức có thể quản lý quy trình chiến lược kinh doanh. Chúng giúp thu thập, lưu trữ, phân tích các dữ liệu trong các hoạt động kinh doanh từ giai đoạn lập kế hoạch, chi phí, quá trình sản xuất, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán,…
>> Tìm hiểu về chuyển đổi số và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp ngày nay.
2. Lịch sử phát triển của hệ thống ERP
ERP được ra đời dựa trên sự tích hợp của hai ứng dụng: ứng dụng lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRP) và ứng dụng sản xuất tích hợp máy tính (CIM). Từ đó ERP xuất hiện vào những năm 1990 đổ đi và được tập toàn Gartner sử dụng.
Đến giữa những năm 1990, ERP đã có thể áp dụng cho toàn bộ các mảng trong doanh nghiệp không chỉ dùng riêng cho sản xuất như trước. Các cơ quan chính phủ cũng đã bắt đầu sử dụng ERP.
Từ năm 2000 trở đi, ERP II xuất hiện và được dùng chỉ những phần mềm ERP có khả năng sử dụng giao diện web. Hỗ trợ cho việc hợp tác giữa các công ty và doanh nghiệp với nhau.
3. Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đến hệ thống ERP
Để nói về hệ thống ERP thì có muôn vàn khái niệm và thuật ngữ khác nhau. Nhưng 10 khái niệm và thuật ngữ bạn cần ghi nhớ về chúng sau đây:
- Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP): Dùng các công cụ quản lý kinh doanh để quản lý thông tin cho một tổ chức.
- ERP tại chỗ: Phần mềm này được quản lý bởi các nhân viên CNTT của các doanh nghiệp. Được cài ở cục bộ trên phần cứng và máy chủ.
- ERP đám mây: Được quản lý ngoài địa điểm bởi nhà cung cấp.
- Quản lý chuỗi cung ứng về dòng hàng và dịch vụ từ ban đầu đến điểm tiêu dùng.
- Nhà cung cấp bên thứ ba: Hệ thống ERP của bạn có thể tích hợp cùng với các doanh nghiệp và đối tác.
- Lập kế hoạch về yêu cầu năng lực để xác định năng lực sản xuất có sẵn của một công ty.
- giải pháp di động: Có thể truy cập vào hệ thống ERP để truy cập dữ liệu ở bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào.
- Tùy chọn triển khai ERP tại tổ chức.
- Tạo kiến trúc doanh nghiệp
- Quản lý quan hệ khách hàng dùng để quản lý những hoạt động tương tác cùng khách hàng.
4. Vai trò của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp
Hệ thống ERP tích hợp được nhiều ứng dụng và hoạt động để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.
Tài chính kế toán:
- General Ledger
- Tài khoản nhận và trả.
- Tạp chí chung
- Số dư dùng thử
- Báo cáo tài chính
- Quản lý và dự báo nguồn tiền
- Ngân sách.
Nhân sự
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý sản xuất và phân phối:
- Theo dõi mua, bán, lô hàng tồn kho.
- Theo dõi bởi số Lot và Serial
- Kiểm tra chất lượng
- Quản lý kho, hàng tồn, chuỗi cung ứng.
- Theo dõi và điều phối giao hàng.
- Theo dõi nguồn lao động, chi phí đầu tư, sản xuất.
Quản lý bán hàng: Tạo đơn hàng, xử lý đơn, bán hàng trực tuyến,…
Quản lý dịch vụ:
- Theo dõi, giám sát dịch vụ hậu mãi cho sản phẩm.
- Theo dõi quá trình bảo hành, hợp đồng dịch vụ.
5. Đặc điểm và lợi ích của hệ thống ERP
Ở trên chúng ta đã đi tìm hiểu về hệ thống ERP là gì về khái niệm cũng như thành phần của chúng. Qua đến phần hai chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm và lợi ích nào mà khiến hệ thống này được các doanh nghiệp ưa dùng đến thế.
5.1. Đặc điểm của hệ thống ERP
Hệ thống ERP là một hệ thống mở rộng và dần phát triển theo thời gian theo từng mô hình doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến cấu trúc.
Loại bỏ các ứng dụng riêng lẻ ở các bộ phận doanh doanh nghiệp: Tài chính, kinh doanh, kho, sản xuất,… Thay vào đó ERP sẽ tích hợp các ứng dụng lại bằng một chương trình phần mềm hợp nhất và phân chia theo từng hệ. Tạo nên một hệ thống thống nhất.
Một hệ thống ERP chuẩn bị cần phải có những tính năng kỹ thuật như: quản lý đa tiền tệ, quản lý nhiều công ty, doanh nghiệp, đa ngôn ngữ, phân tích dữ liệu,…
Hệ thống ERP là một hệ thống bao gồm ý tưởng quản trị, chương trình phần mềm và phương tiện kết nối. Là một hệ thống thống nhất, đa năng trong mọi lĩnh vực, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thích ứng dễ dàng đối với sự thay đổi liên tục của ngành kinh tế. ERP tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại lợi ích lâu dài.
5.2. Hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?
Trong những năm gần đây, hệ thống ERP hầu như phổ biến rộng rãi đối với những doanh nghiệp vừa và lớn. Một số lợi ích mang lại cho doanh nghiệp như:
- Kiểm soát thông tin khách hàng: Mọi nhân viên đều có thể truy cập để tra thông tin khách hàng và quyền thay đổi thông tin chỉ nằm ở bộ phận nhất định. Đảm bảo an toàn, không làm lộ hồ sơ khách hàng.
- Tăng tốc quá trình sản xuất, hàng hóa và dịch vụ: Chúng hoạt động như một công cụ tự động hóa trong tất cả quy trình. Từ quy trình chuẩn bị đến quy trình thành phẩm. Người quản lý có thể nắm bắt được thông chỉ thông qua một giao diện hợp nhất, không cần di chuyển từ khu này sang khu khác. Việc đó chỉ cần sử dụng một hệ thống máy tính duy nhất tiết kiệm được chi phí và nguồn nhân sự không cần thiết.
- Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án: giúp cho các doanh nghiệp kiểm tra sự đồng nhất trong sản phẩm, kế hoạch, phân bổ nhân lực. Quản lý được năng lực của nhân sự và thuận tiện sắp xếp nhân sự cho các dự án.
- Tra soát thông tin tài chính: Tổng hợp mọi thứ liên quan đến tài chính. Tạo ra các bản báo cáo tài chính theo những tiêu chuẩn đặt ra. Hạn chế ảnh hưởng đến hiệu năng doanh nghiệp.
- Kiểm soát lượng tồn kho: Kiểm tra về số lượng sản phẩm, vị trí sản phẩm và nguyên liệu tạo ra sản phẩm giúp giảm diện tích kho chứa.
- Quản lý về nhân sự: Có thể theo dõi giờ vào làm, tan ca, khối lượng công việc của nhân viên, lương, phúc lợi,… cho tất cả nhân viên ở nhiều bộ phận và khu vực khác nhau.
- Giao tiếp và liên lạc trong công ty: giúp cho nhân viên có thể tương tác lẫn nhau tiện lợi giúp kinh doanh có thể đồng bộ hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà doanh nghiệp cần biết về hệ thống ERP. Với những lợi ích của hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp, thì việc nhanh chóng áp dụng và phát triển thêm ERP là điều vô cùng đúng đắn.
Nguồn: thuannhat.com.vn/he-thong-erp-la-gi/
Bài viết liên quan: