Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí được chi cho hoạt động sản xuất để tạo ra thành phẩm. Các chi phí bao gồm: nhân công, nguyên vật liệu, chi phí quản lý, cùng các chi phí khác. Chi phí sản xuất là chi phí mà doanh nghiệp cần xác định rõ ràng, minh bạch để tính toán được doanh thu và lợi nhuận. Cùng MECI tìm hiểu về Công thức tính chi phí sản xuất và cách giảm chi phí sản xuất đáng kể qua bài viết sau nhé!
Mục lục
Công thức tính tổng chi phí sản xuất
Công thức tính tổng chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thường áp dụng như sau:
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất chung
Trong đó, chi phí sản xuất chung là tổng chi phí khác phát sinh từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình sản xuất, bao gồm:
- Chi phí khấu hao tài sản, máy móc, thiết bị
- Chi phí bằng tiền mặt khác
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
>> 3 mục tiêu lớn trong hoạt động quản lý sản xuất tại doanh nghiệp cần được tập trung tuyệt đối.
Cách tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ. Tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ. Cách tính này tuân thủ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dưới đây là cách tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Bước 1: Xác định các khoản chi phí cố định và biến
- Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc bán.
Ví dụ: chi phí thuê nhà, lương nhân viên quản lý, chi phí bảo trì thiết bị, …
- Chi phí biến là các chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc bán.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, …
Bước 2: Tính tổng chi phí cố định
Tổng chi phí cố định là tổng số tiền phải trả cho các khoản chi phí cố định.
Ví dụ: nếu chi phí thuê nhà là 10 triệu đồng/tháng, chi phí lương quản lý là 5 triệu đồng/tháng, chi phí bảo trì thiết bị là 2 triệu đồng/tháng.
=> Vậy tổng chi phí cố định là 17 triệu đồng/tháng.
Bước 3: Tính chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm
Chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm bao gồm các chi phí biến cộng thêm vào.
Ví dụ: nếu chi phí nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm là 500.000 đồng, chi phí sản xuất là 300.000 đồng và chi phí vận chuyển là 50.000 đồng thì chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm là 850.000 đồng.
Bước 4: Tính tổng chi phí sản xuất dở dang
Tổng chi phí sản xuất dở dang = chi phí cố định + (tổng chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm x số lượng sản phẩm được sản xuất ra)
Ví dụ: nếu sản xuất 100 sản phẩm, tổng chi phí sản xuất dở dang sẽ là 17 triệu đồng + (850.000 đồng x 100) = 102 triệu đồng.
Công thức tính chi phí sản xuất trực tiếp
Công thức tính chi phí sản xuất trực tiếp như sau:
Chi phí sản xuất trực tiếp = Tổng chi phí nguyên vật liệu + Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Trong đó:
- Tổng chi phí nguyên vật liệu là tổng số tiền phải trả để mua nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm.
- Tổng chi phí nhân công trực tiếp là tổng số tiền phải trả cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm cả lương, bảo hiểm, trợ cấp, …
Chi phí sản xuất trực tiếp là một phần của chi phí sản xuất, bao gồm các khoản chi phí dùng để sản xuất sản phẩm như nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp. Công thức trên giúp tính toán tổng chi phí để sản xuất một sản phẩm cụ thể, giúp quản lý chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác.
7 Biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất
Đầu tư phát triển máy móc, thiết bị có công nghệ hiện đại
Máy móc, thiết bị áp dụng công nghệ hiện đại giúp tăng hiệu suất sản xuất. Từ đó cho ra nhiều sản phẩm hơn trong cùng một khoảng thời gian, đồng thời giảm thiểu chi phí nhân công, nguyên liệu đáng kể. Máy móc mới, hiện đại cũng hạn chế tình trạng hỏng hóc, sửa chữa.
Giảm bớt chi phí nhân công
Chi phí nhân công chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Giải pháp giảm được chi phí nhân công là tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề, đào tạo nhân sự sử dụng máy móc thành thạo. Từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.
Cải tiến quy trình sản xuất, quy trình quản lý mới.
Tìm kiếm những lỗ hổng trong quy trình sản xuất, loại bỏ những công đoạn dư thừa, làm tốn thời gian và chi phí nhân công, nguyên liệu góp phần đáng kể giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, quy trình quản lý cũng nên được xem xét và cải thiện thường xuyên giúp tinh gọn cơ cấu quản lý giảm chi phí.
Đóng gói sản phẩm bao bì lớn hơn
Đóng gói sản phẩm với dung tích bao bì nhỏ, sẽ tốn rất nhiều chi phí. Nên tối ưu chi phí bằng cách đóng gói sản phẩm trong bao bì lớn hơn. Điều này vừa giúp giảm chi phí sản xuất nguyên liệu, lại giảm giá thành sản phẩm cho khách hàng tiện sử dụng.
Ví dụ các loại hóa chất tẩy rửa (rửa chén, giặt đồ,…) thay vì đóng gói trong bao bì nhỏ, nâng chi phí và giá thành. Nhà sản xuất đã đóng gói trong các bao bì size bự hơn để có lợi cho nhà sản xuất và cả người tiêu dùng.
Tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào tối ưu
Chi phí nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất sản phẩm. Do vậy, tối ưu chi phí nguyên liệu đầu vào là việc làm rất quan trọng. Để chọn lựa được nhà cung cấp nguyên liệu hợp lý, cần lựa chọn, xem xét kỹ lưỡng các nhà cung ứng. Ngoài giá thành hợp lý, còn phải đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu này.
Thêm một cách để tối ưu nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào là tìm đơn vị cung cấp nội địa. Để thời gian và quãng đường vận chuyển nhanh, hạn chế bớt chi phí. Đồng thời không phải tốn chi phí lưu kho thời gian dài, bất cứ khi nào cần có thể đặt hàng và giao hàng nhanh chóng. Chọn các nguồn cung cấp nguyên liệu ở nước ngoài còn phải chịu các chi phí vận chuyển, hải quan, thuế, bảo hiểm rủi ro,… sẽ làm tăng chi phí sản xuất lên rất nhiều.
Giảm bớt chi phí lưu kho
Chi phí kho bãi là một chi phí lớn mà doanh nghiệp cần tính vào chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí lưu kho bằng cách đẩy nhanh vòng quay lưu kho cho hàng hóa. Rút ngắn thời gian lưu kho hàng, sản xuất lượng hàng hóa vừa đủ cung ứng nhu cầu khách hàng để hàng không tồn trong thời gian dài.
Giảm tiêu thụ năng lượng
Máy móc vận hành tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Kiểm tra định kỳ máy móc, thiết bị để tối ưu năng lượng nhất có thể. Tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt bớt những đồ dùng điện khi không dùng đến như điều hòa, điện, máy móc tạm ngưng không cần dùng đến,…
>> Quản lý sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp?
Hy vọng những chia sẻ bên trên về các Công thức tính chi phí sản xuất đã giúp ích cho bạn. Bên cạnh đó tham khảo và áp dụng 7 biện pháp mà MECI đã gợi ý để giúp giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp nhé! Nếu còn thắc mắc gì về chủ đề trên, bạn hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao cần tính toán chi phí sản xuất?
Việc tính toán chi phí sản xuất giúp quản lý chi phí hiệu quả hơn, dự đoán kết quả kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình, tìm kiếm các cơ hội tối ưu hóa chi phí và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.
Chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp khác nhau như thế nào?
Chi phí sản xuất trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy móc trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm.
Trong khi đó, chi phí sản xuất gián tiếp là các chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm như chi phí thuê nhà xưởng, chi phí bảo trì thiết bị, chi phí quản lý, chi phí tiêu thụ năng lượng,…
Làm thế nào để tính toán chi phí sản xuất chính xác hơn?
Để tính toán chi phí sản xuất chính xác hơn, cần đánh giá kỹ lưỡng các khoản chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm. Việc phân tích chi tiết các chi phí trực tiếp và gián tiếp, thực hiện định giá nguyên vật liệu, vật tư, định giá lao động, bao gồm cả lương, bảo hiểm, trợ cấp, … sẽ giúp tính toán chi phí sản xuất chính xác hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các chi phí, đánh giá lại chi phí và tìm kiếm các cơ hội tối ưu hóa chi phí để cải thiện hiệu quả sản xuất.